Em có đồng tình với ý kiến Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên


(Câu hỏi 4, SGK) Em có đồng tình với ý kiến: “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”, “Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy.” của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?

Em có đồng tình với ý kiến Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Em có đồng tình với ý kiến: “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”, “Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy.” của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?

Trả lời:

- Người duy tâm: người có quan điểm duy tâm (trái với duy vật), cho rằng tinh thần, ý thức, tâm lí là cái có trước và quyết định sự tồn tại của thế giới vật chất. Người trái ngược tự nhiên: người suy nghĩ và hành động không thuận theo các quy luật của thực tiễn.

- Trong lời thoại của mình, nhân vật Quân nói thẳng với ông Đoàn Xoa hai điều: (1) Ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên; (2) Lối suy nghĩ duy tâm, trái tự nhiên của ông Xoa và nhiều người là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước mãi đói nghèo. Đó là một ý kiến thẳng thắn, dũng cảm và “bắt bệnh” rất chính xác.

- Ông Xoa là người duy tâm, trái tự nhiên trong suy nghĩ.

+ “Tình hình nhiều nơi nguy cấp lắm. Công cụ sản xuất giao vào tay xã viên”; “Rồi cả những vật tư [...] họ dám cả gan bán cho từng nhà”; “Người ta có thể làm đến chết trâu chết bò [...] Họ làm vì hợp tác hay vì cá nhân họ?”; “Làm gì còn có hợp tác [...] Loạn, loạn đến nơi rồi!”, “ tại sao cá là sản phẩm của nhà nước, tài sản xã hội chủ nghĩa, mà các anh lại đem bán ra ngoài. Ai cho phép?”, “Vậy thì họ làm việc vì cái gì? Vì lí tưởng hay vì miếng ăn?”.

+ Qua các lời thoại trên có thể thấy:

• Ông Xoa tách rời lợi ích của hợp tác xã và cá nhân, lợi ích của mỗi người và lợi ích chung của đất nước, chỉ quan tâm đến lợi ích của hợp tác, của nhà nước, áo của mỗi người, mỗi gia đình); ông tách rời “lí tưởng” (thuộc về đời sống tinh không quan tâm đến lợi ích của cá nhân (gắn liền với cuộc sống, miếng cơm, manh thần, khát vọng của con người) với “miếng ăn” (thuộc về vật chất, đời sống hằng ngày của con người) và chỉ coi trọng việc “vì lí tưởng”, không quan tâm, thậm chí coi thường chuyện “vì miếng ăn”, không quan tâm đến cuộc sống cơm áo gạo tiền của con người. Trong khi đó, như lời nhân vật Quân chỉ rõ: “Phải chăm lo đến người lao động thì họ mới toàn tâm toàn ý được”; “Ngoài nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, với tập thể, còn có phần của chúng tôi. Chúng tôi được quyền hưởng. Thích ăn, thích cho hay đem bán là tuỳ ý”; “Cái lối ở đâu không chăm lo đến đời sống của người lao động, mà lại đòi hỏi họ phải hi sinh để làm ra nhiều của cải”.

• Ông Xoa yêu cầu phải thực hiện đúng các chủ trương, chính sách đã đề ra mà không quan tâm xem điều đó có còn phù hợp với thực tiễn nữa không. Chủ trương hợp tác hoá có thể phù hợp trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, cần huy động tối đa sức người, sức của, đặt lợi ích của tập thể, của đất nước lên hàng đầu, mỗi cá nhân sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân,... Nhưng nay bối cảnh đã thay đổi. Chính sách hợp tác hoá, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất, ăn chung, làm chung, hưởng chung, sở hữu tập thể đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Nó mài mòn động lực cố gắng của mỗi cá nhân. Vì làm ít, làm nhiều, thực hiện có hiệu quả hay không hiệu quả cũng được hưởng thành quả như nhau. Nó cào bằng lợi ích của mỗi người, mỗi gia đình. Nó dẫn đến việc ỷ lại vào tập thể, lười biếng, thiếu sáng tạo, “cha chung không ai khóc”. Kết quả là kéo lùi sự phát triển. Đáng lẽ khi thấy sự việc nơi nơi người ta “khoán chui” ông Xoa phải thâm nhập thực tiễn để tìm nguyên nhân, tham mưu để thay đổi chủ trương, chính sách cho phù hợp. Trái lại, ông suy nghĩ cứng nhắc, áp đặt, máy móc rằng cứ không đúng như chính sách là sai trái (dẫu chính sách đó đã lạc hậu so với thực tiễn). Cho nên nói đến “khoán” là “dị ứng”, cái tên “khoán chui” thể hiện sự kì thị, phân biệt, “dán nhãn”. Không thấy rằng người dân nhờ “khoán chui” mà khá giả, mọi nghĩa vụ nộp cho nhà nước vẫn hoàn thành tốt, mà chỉ đánh giá như thế là “xé rào”, là sai đường lối, là vi phạm. Thấy dân phải ăn xin, đói khổ khi còn trong cơ chế hợp tác ăn chung, làm chung thì chỉ biết trách móc lãnh đạo xã. Nhưng khi thấy dân no nhờ khoán thì lại đùng đùng nổi giận. Thấy dân mang sản phẩm được phân chia của mình đi bán thì cho là “bán chui”. Lấy các chính sách đã lạc hậu so với sự phát triển của thực tiễn để làm “khuôn vàng thước ngọc”, “ép” thực tiễn, cho nên những gì vượt ra ngoài điều đó theo quy luật tất yếu của tự nhiên lập tức sẽ bị quy kết là “Loạn”, “Loạn đến nơi rồi!”. Kì thực, đó không phải là “loạn” mà là sự dũng cảm, tiên phong, lăng nghe và hành động theo thực tiễn. Một suy nghĩ, hành động như thế là duy tâm, là trái với tự nhiên. Tiếng cười trong đoạn trích hướng vào phê phán cái lạc hậu, duy tâm, trái tự nhiên đó để mở đường cho sự phát triển.

- Hậu quả của lối suy nghĩ và hành động duy tâm, trái tự nhiên:

+ Làm cho đất nước mãi nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện ngay trong các minh chứng thực tế từ tác phẩm. Lối làm ăn tập thể “đánh trống ghi tên” đã dẫn đến kết cục là dẫu ruộng đất thẳng cánh cò bay, đất đai bờ xôi ruộng mật, tư liệu sản xuất được cung cấp đầy đủ,... thế mà năng suất lao động kém, sản lượng thu hoạch thấp, dân phải chịu cảnh đói kém, tha hương để xin ăn. Chính bản thân ông Xoa và gia đình cũng có cuộc sống rất khó khăn. Từ Hà Nội về quê, quà ông mang về cho gia đình thực chất là thứ lương thực “cứu đói” mà ông dành dụm, chịu khó tích cóp,... Kết quả của việc “khoán chui” chỉ trong mấy vụ đã cho thấy cuộc sống của người dân tốt lên như thế nào: gia đình ông Bản xây được nhà mới, bà con nông dân no ấm, chăm chút cho mảnh ruộng của mình, thuỷ thủ được đàng hoàng mang sản phẩm dư thừa của mình đi bán tự do, người có nhu cầu có thể tự do mua bán,...

+ Không chỉ như vậy, lối suy nghĩ và hành động đó còn dẫn đến việc làm tha hoá con người. Người ta không thể “ngồi chờ chết” nên buộc phải “xoay xoả để mà sống”. “Có điều rằng cách suy nghĩ như ông đã biến người ta thành kẻ cắp. Người lương thiện nhất là ăn cắp giờ”. Hay như những người thân của ông, những người dân vốn yêu quý, hiểu tình cảm của ông với gia đình, quê hương nhưng cũng không thể nói thật với ông, họ buộc phải chọn cách nói dối, làm “chui”,... Trong khi đó, đáng lẽ người ta phải được “quyền ngẩng cao đầu mà tự hào rằng: Ngoài nghĩa vụ đã đóng góp với nhà nước, với tập thể, còn có phần của chúng tôi. Chúng tôi được quyền hưởng. Thích ăn, thích cho hay đem bán là tuỳ ý”....

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Loạn đến nơi rồi hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: