Điền vào bảng sau những điểm đáng chú ý trong ba văn bản đã học
Điền vào bảng sau những điểm đáng chú ý trong ba văn bản đã học:
Điền vào bảng sau những điểm đáng chú ý trong ba văn bản đã học
Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Điền vào bảng sau những điểm đáng chú ý trong ba văn bản đã học:
|
Tâm trạng của chủ thể trữ tình |
Hình ảnh |
Nhạc điệu |
Đây thôn Vĩ Dạ |
|
|
|
Đàn ghi ta của Lor-ca |
|
|
|
Tự do |
|
|
|
Trả lời:
|
Tâm trạng của chủ thể trữ tình |
Hình ảnh |
Nhạc điệu |
Đây thôn Vĩ Dạ |
Tâm trạng, cảm xúc chuyển biến phức tạp từ rạo rực, mong chờ đến thấp thỏm, lo âu và cuối cùng là đau đớn, tuyệt vọng. |
Từ ánh nắng, vườn cây tươi mới, tinh khôi, trong trẻo, đến cảnh sông nước li biệt, cô độc, lẻ loi, và cuối cùng là những bóng hình xa cách, mờ nhoè, hư ảo. |
Thơ thất ngôn chia khổ kiểu cổ điển, âm điệu đăng đối, đều đặn, một số câu chia vế tách biệt rõ ràng, nhấn mạnh sự chia cắt. |
Đàn ghi ta của Lor-ca |
Kinh hoàng, xúc động và cảm phục trước hành trình tranh đấu và hành trình nghệ thuật đầy say mê và cô độc của nhà thơ Lor-ca. |
Tiếng đàn được liên kết với những hình ảnh gợi nhớ về cuộc đời Lor-ca: mong manh (bọt nước), rực rỡ (áo choàng đỏ gắt), đam mê (vầng trăng chếnh choáng), lang thang vô định (yên ngựa mỏi mòn). - Tiếng đàn được liên kết với những hình ảnh gợi nhớ về cái chết bi thảm của Lor-ca (áo choàng bê bết đỏ, bọt nước vỡ tan,...). - Tiếng đàn được liên kết với những hình ảnh gợi nhớ về nỗi đau và di sản mà Lor-ca để lại (tiếng ghi-ta nâu, cỏ mọc hoang, giọt nước mắt,...). |
Thơ tự do với những câu ngắn (3 – 4 – 5 chữ), mô phỏng nhạc điệu phóng khoáng của điệu Phla-men-cô Tây Ban Nha. Đoạn cuối 5 chữ, diễn tả sự chậm rãi trầm lắng của cuộc đời sau khi Lor-ca ra đi.
|
Tự do |
Say mê, miệt mài tìm kiếm tự do trên tất cả những con đường, những biến cố cuộc đời mình trải qua. |
Những hình ảnh gợi nhớ về tất cả những giai đoạn, biến cố, vui buồn của đời người và lịch sử dân tộc (thời thơ ấu, trường học, chiến tranh, năm tháng, sông núi, cái chết, hồi sinh,...). |
Thơ tự do với những câu ngắn, phóng khoáng, mạnh mẽ. |
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6 Đọc trang 3, 4, 5, 6 hay khác:
- Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình được hiểu là:
- Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sự khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng là ở:
- Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Điền vào bảng sau những điểm khác biệt giữa yếu tố tượng trưng và yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình:
- Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Theo bạn, sự thể hiện của yếu tố siêu thực trong bức tranh Sự ám ảnh của kí ức (mà văn bản San-va-đo Đa-li và “Sự ám ảnh của kí ức” đã đề cập tới) và trong văn bản Đây thôn Vĩ Dạ, Đàn ghi ta của Lor-ca, Tự do có điểm nào giống và khác nhau?
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định những biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả tiếng đàn ghi ta. Phân tích tác dụng của các biện pháp đó.
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Liệt kê những hình ảnh được dùng để so sánh với tiếng đàn ghi ta vào bảng sau. Những hình ảnh đó giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn?
- Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm những hình ảnh, chi tiết vốn dĩ rất xa nhau nhưng được kết hợp để tạo ra những liên tưởng mới lạ trong bài thơ này. Sự kết hợp đó gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
- Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn ghi ta trong bài thơ. Theo bạn, tiếng đàn đó có thể coi là một biểu tượng không? Vì sao?
- Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu chủ đề và thông điệp của bài thơ.
- Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bản dịch này thể hiện khá sát nhạc điệu của bài thơ gốc tiếng Tây Ban Nha. Nêu cảm nhận của bạn về nhạc điệu đó trong bản dịch.
- Câu 7 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Theo bạn, bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo mà bạn đã đọc trong Ngữ văn 12, tập hai, bộ Chân trời sáng tạo có điểm gì giống và khác với bài thơ này? Có thể sử dụng bảng sau: