SBT Ngữ văn 12 Bài 3 Tiếng Việt trang 55, 56 - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3 Tiếng Việt trang 55, 56 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài 3 Tiếng Việt trang 55, 56 - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 55 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Theo sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một, trường hợp nào dưới đây không phải là loại câu sai logic thường gặp:

A. Câu có quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết.

B. Câu chứa các thành phần đẳng lập không cùng phạm trù ngữ nghĩa.

C. Câu có quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết.

D. Câu có các hành động được sắp xếp không theo một trật tự hợp lí.

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Câu có quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết.

Câu 2 trang 56 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chỉ ra lỗi logic trong các câu dưới đây và nêu cách sửa:

a. Người viết đã lấy các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều để chứng minh cho nhận định này.

b. Mặc dù đến muộn nhưng nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

c. Vì quá đói, nó xúc từng muỗng nhai ngấu nghiến và mở hộp cơm trưa ra.

Trả lời:

a. Người viết đã lấy các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều để chứng minh cho nhận định này.

Phân tích lỗi: Việc các thành phần đẳng lập (“Nguyễn Trãi”, “Hồ Xuân Hương”, “Truyện Kiều”) không tương đồng về phạm trù ngữ nghĩa khiến câu sai logic. Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương là tên tác giả trong khi Truyện Kiều là tên tác phẩm. Cách sửa: Thêm bớt, thay đổi từ ngữ để các thành phần đẳng lập tương đồng về phạm trù ngữ nghĩa. Chẳng hạn:

(1) Người viết đã lấy các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du để chứng minh cho nhận định này.

(2) Người viết đã lấy các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều của Nguyễn Du để chứng minh cho nhận định này.

b. Mặc dù đến muộn nhưng nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

Phân tích lỗi: Câu sai logic do dùng sai cặp từ ngữ liên kết “mặc dù …. nhưng”.

Cách sửa: Thay đổi cặp từ ngữ liên kết. Vì đến muộn nên nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

c. Vì quá đói, nó xúc từng muỗng nhai ngấu nghiến và mở hộp cơm trưa ra.

Phân tích lỗi: Việc sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lí dẫn đến câu sai logic.

Cách sửa: Sắp xếp các hành động theo một trật tự hợp lí. Vì quá đói, nó mở hộp cơm trưa ra, xúc từng muỗng nhai ngấu nghiến.

Câu 3 trang 56 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Hãy tìm ít nhất ba câu sai logic trên báo chí hoặc trong lời nói hằng ngày và nêu cách sửa.

Trả lời:

- Câu: "Anh ấy cao nhất lớp nhưng lại không cao bằng Huy."

+ Sai logic: Câu nói này mâu thuẫn vì nếu "cao nhất lớp" thì không thể "không cao bằng Huy".

+ Cách sửa: "Anh ấy cao gần nhất lớp, nhưng không cao bằng Huy."

- Câu: "Năm nay số lượng sinh viên giảm nhiều hơn so với năm trước, nhưng số sinh viên nhập học vẫn tăng."

+ Sai logic: Câu này không hợp lý vì nếu "số lượng sinh viên giảm" thì không thể "sinh viên nhập học tăng".

+ Cách sửa: "Mặc dù số lượng sinh viên tốt nghiệp giảm, số lượng sinh viên nhập học lại tăng so với năm trước."

- Câu: "Tôi thấy cái áo này hơi đắt nhưng rẻ hơn các cửa hàng khác."

+ Sai logic: Mâu thuẫn vì đã cho rằng "áo này hơi đắt" nhưng lại "rẻ hơn các cửa hàng khác".

+ Cách sửa: "Mặc dù cái áo này không rẻ, nó vẫn rẻ hơn các cửa hàng khác."

Câu 4 trang 56 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Theo bạn, lỗi sai logic có phải chỉ xuất hiện trong nội bộ một câu hay không Vì sao?

Trả lời:

Logic được hiểu là: (1) trật tự chặt chẽ, tất yếu giữa các hiện tượng; (2) sự gắn bó chặt chẽ giữa các ý, cách suy luận chặt chẽ. Lỗi sai logic xảy ra khi quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế, các các bộ phận trong câu; giữa các câu trong đoạn; giữa các đoạn trong văn bản bị mâu thuẫn, không hợp logic. Như vậy, lỗi logic không chỉ xuất hiện trong nội bộ một câu mà còn xuất hiện trong các trường hợp khác nữa.

Câu 5 trang 56 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chỉ ra điểm chung về lỗi sai logic trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:

a. Sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao kiến thức mà còn là kho tàng tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

b. Tôi muốn học nhạc cụ dân tộc hoặc đàn tranh.

Trả lời:

a. Sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao kiến thức mà còn là kho tàng tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

b. Tôi muốn học nhạc cụ dân tộc hoặc đàn tranh.

Điểm chung về lỗi sai logic trong hai trường hợp đã cho: Quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu không hợp logic.

Trong câu a, hai cụm từ “giúp chúng ta nâng cao kiến thức” và “là kho tàng tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống” có nghĩa tương đương nhau, vì vậy, chúng ta không thể đặt hai cụm từ này trong một cấu trúc “không chỉ ... mà còn ...” (vốn là một cấu trúc cần đề cập đến hai mặt khác nhau của một vấn đề).

Trong câu b, “nhạc cụ dân tộc” bao gồm “đàn tranh”, vì vậy, việc đặt hai cụm từ này trong một cấu trúc chọn lựa “nhạc cụ dân tộc hoặc đàn tranh” là không hợp lí.

Cách sửa: Bỏ bớt từ ngữ. Chẳng hạn:

a. (1) Sách giúp chúng ta nâng cao kiến thức. (2) Sách là kho tàng tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

b. (1) Tôi muốn học nhạc cụ dân tộc. (2) Tôi muốn học đàn tranh.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3: Sông núi linh thiêng (Truyện truyền kì, văn tế) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: