SBT Ngữ văn 12 Bài tập 1 trang 8 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 1 trang 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 1 trang 8 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 8 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Lập dàn ý cho đề tài bài viết mà bạn tự chọn có nội dung so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Trả lời:
Dàn ý cho bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc và Nỗi buồn chiến tranh:
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về hai tác phẩm:
+ Xuân Tóc Đỏ cứu quốc của Vũ Trọng Phụng
+ Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
- Lý do chọn đề tài:
+ Cả hai tác phẩm đều phản ánh hiện thực xã hội và tâm lý con người trong những bối cảnh lịch sử khác nhau.
+ Khám phá khả năng lớn lao của tiểu thuyết trong việc phản ánh và khám phá cuộc sống.
2. Thân bài
- So sánh bối cảnh lịch sử và xã hội:
+ Xuân Tóc Đỏ cứu quốc: Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì thuộc địa Pháp.
+ Nỗi buồn chiến tranh: Bối cảnh chiến tranh Việt Nam và hậu chiến.
- So sánh nhân vật chính:
+ Xuân Tóc Đỏ: Nhân vật hài hước, phê phan xã hội đương thời.
+ Kiên: Nhân vật bi kịch, phảnh ánh nỗi đau và mất mát trong chiến tranh.
- So sánh chủ đề và thông điệp:
+ Xuân Tóc Đỏ cứu quốc: Phê phán xã hội, chính trị và những thói hư tật xấu của con người.
+ Nỗi buồn chiến tranh: Khám phá nỗi đau chiến tranh, sự mất mát và hậu quả tâm lý của chiến tranh.
- So sánh phong cách nghệ thuật:
+ Xuân Tóc Đỏ cứu quốc: Phong cách trào phúng, hài hước.
+ Nỗi buồn chiến tranh: Phong cách bi kịch, sâu lắng và cảm động.
- Đánh giá tổng quan:
+ Sự thành công của mỗi tác phẩm trong việc truyền tải thông điệp.
+ Ảnh hưởng của mỗi tác phẩm đối với văn học Việt Nam và độc giả.
3. Kết bài
- Tóm tắt lại những điểm chính đã so sánh và đánh giá
- Khẳng định lại khả năng lớn lao của tiểu thuyết: Tiểu thuyết không chỉ là hình thức giải trí mà còn là công cụ mạnh mẽ để phản ánh hiện thực và khám phá tâm lí con người.
- Liên hệ cá nhân
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết hay khác: