SBT Ngữ văn 12 Bài tập 3 trang 5 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 3 trang 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 3 trang 5 - Kết nối tri thức
Bài tập 3 trang 5 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Sự thật của Số đỏ, chính là cái cười. Cái cười trong Số đỏ không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cái cười ở đây là bản chất, là tinh tuý của văn bản nghệ thuật; nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả; nó là tất cả tác phẩm – cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng. Nhiều nhà phê bình đã nói sâu sắc về cái hoạt kê, cái cười hể hả, cái hài hước, cái châm biếm, nhạo báng, cái hề, cái bouffon v.v... của Số đỏ. Tôi hiểu thêm rằng Số đỏ là cái cười nhại với một tầm cỡ lớn. Số đỏ nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hoá. Nó nhại một trào lưu văn hoá, một trào lưu văn học, một nghệ thuật trừu tượng cực đoan. Nó nhại một ngôn ngữ đang hình thành, hổ lốn, táp nham, lổn nhổn, không ăn khớp – ngôn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù. Số đỏ là một tập hợp hỗn loạn những phong cách kì dị, quái gở, lấn át nhau, xen kẽ nhau, phá huỷ nhau, – để biểu đạt chính xác cái xã hội quái dị ấy. Và chưa mấy ai thấy cái cười của Vũ Trọng Phụng, ở đây, ẩn giấu tư tưởng nhân đạo đầy bao dung, cái cười nhân văn chủ nghĩa.
(Đỗ Đức Hiểu, Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, in trong Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học xã hội – NXB Mũi Cà Mau, 1994, tr. 223 – 224)
Trả lời:
Ở ba câu văn đầu tiên của đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã cho biết quan niệm của mình về cái cười trong tiểu thuyết Số đỏ như sau: Cái cười trong Số đỏ không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cải cười ở đây là bản chất, là tình tuỷ của văn bàn nghệ thuật, nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả: nó là tất cả tác phẩm - cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng.
Trả lời:
Để hiểu luận điểm của tác giả về “cái cười nhại” trong tiểu thuyết Số đỏ, cần hiểu “cái cười nhại” không phải là một từ ngữ thông thường, mà là thuật ngữ mang nghĩa riêng. Gắn với “cái cười nhại” là việc mô phỏng đối tượng, cho đối tượng hiện diện với đầy đủ đặc điểm riêng biệt của nó nhưng tác giả lại gài bên ăn trong ý châm biếm, hạ bệ. Nhìn bề ngoài, có thể nghĩ chính đối tượng tự phô bày bản chất kệch cỡm, lố lăng chứ không phải ai khác đang vạch trần nó. Đó là lí do tác giả dùng từ nhại chứ không phải dùng từ đả kích hay châm biếm trong những câu văn như: “Số đỏ nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hoá”. Cần chỉ ra những đối tượng bị nhại cụ thể mà tác giả đã liệt kê.
Trả lời:
Nội dung của đoạn trích gợi liên hệ: Có kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính và phi tuyến tính; có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội.
Trả lời:
Có thể nói đến các loại ngôn ngữ sau:
- Ngôn ngữ của nhà cầm quyền (được thể hiện gián tiếp qua lời người kể chuyện).
- Ngôn ngữ của những kẻ đầu cơ chính trị và thể thao với mục đích trục lợi.
- Ngôn ngữ vỉa hè của kẻ hạ lưu như Xuân Tóc Đỏ, nhưng được đánh bóng bằng lớp men trang trọng của ngôn ngữ chính khách.
- Ngôn ngữ của đám đông u mê nhưng dễ bị kích động.
- Ngôn ngữ của thứ văn chương đạo mạo đã hết thời, chỉ còn tồn tại như cái xác vô hồn.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết hay khác: