SBT Ngữ văn 12 Bài tập 7 trang 7, 8 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 7 trang 7, 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 7 trang 7, 8 - Kết nối tri thức

Bài tập 7 trang 7 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Trên xuồng cứu nạn trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 37 – 39) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Qua tóm tắt nội dung văn bản, hãy cho biết điều tác giả muốn kể hoặc muốn thể hiện ở đây là gì.

Trả lời:

Qua tóm tắt nội dung văn bản, điều tác giả muốn kể hoặc muốn thể hiện là: Ở đây, việc tóm tắt sẽ đặt ra một số thách thức nhưng cần vượt qua để từ đó nhận thức được một đặc điểm thường thấy trong tiểu thuyết hiện đại: có nhiều trường đoạn triển khai dòng ý nghĩ, tâm tư của nhân vật và mang đậm tính triết lí, tạo nền tảng tư tưởng cho câu chuyện được kể. Văn bản Trên xuồng cứu nạn là một trường đoạn như vậy trích từ tiểu thuyết Cuộc đời của Pi. Điều tác giả muốn thể hiện ở đây không phải là một sự kiện hay tình tiết sắc nét với nhiều hành động dồn dập, mà là quan sát, suy ngẫm có chiều sâu của nhân vật về những gì đã và đang nếm trải, đưa nhân vật đến một cái nhìn khái quát về bản chất cuộc đời, bản chất của sự sống.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nhân vật lênh đênh giữa đại dương trên xuồng cứu nạn đã có những trải nghiệm đặc biệt nào về thiên nhiên và cuộc sống?

Trả lời:

Văn bản được phân lớp rất mạch lạc, gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn xoáy vào một “chủ đề” riêng, tất cả ghép lại thành một bức tranh tổng thể về cuộc đời, về sự sống dưới cái nhìn, sự cảm nhận của một con người bị đẩy vào tình thế tồn tại đặc biệt. Cần bám vào một số câu mang tính khái quát về các đối tượng hữu hình và vô hình vốn thu hút tri giác và khuấy động suy nghĩ của nhân vật để triển khai các ý trả lời. Có thể nói đến những trải nghiệm của nhân vật về:

- Nhiều kiểu trời (nghĩa là nhiều dạng thức khác nhau của bầu trời diễn ra trong dòng thời gian vô tận).

- Nhiều loại biển (nghĩa là nhiều hình thái của biển cả theo biến động không ngừng của thời tiết).

- Các vòng tròn mang tính hình học của vũ trụ (thứ vòng tròn bao bọc và chứng kiến sự giãy giụa vô vọng của con người).

- Những đối nghịch của thiên nhiên, vũ trụ (một lực lượng mà con người không thể làm chủ, khiến con người luôn lâm vào trạng thái hoang mang, sợ hãi).

- Sự đe doạ của cái chết (một sự đe doạ thường trực buộc con người phải kiên quyết bám lấy những cơ hội sống nhỏ nhoi).

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Có thể giải thích như thế nào về việc tác giả chủ yếu dùng đại từ “ta” (nguyên văn tiếng Anh là You) chứ không phải là đại từ “tôi” (/) để thể hiện ngôi kể của nhân vật, khi nhân vật thuật lại những gì xảy ra với mình trong chuyến hải trình đơn độc?

Trả lời:

Nhiều khi, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất vẫn có thể dùng từ “ta” để kể về chính ý nghĩ, việc làm của mình. Trong ngữ cảnh này, từ “ta” là một sự lựa chọn hợp lí, tạo ra mối liên hệ gần gũi với độc giả, hoà đồng cùng độc giả để chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm mang tính phổ quát. Cũng với từ “ta” này, những quan sát, cảm nhận mang tính cá nhân của một người đã trở thành vấn đề triết lí có ý nghĩa với mọi người. Ở đây, dịch giả Trịnh Lữ đã bám rất sát nguyên văn tiếng Anh khi chọn đại từ “ta” hay “tôi” trong từng trường hợp cụ thể.

Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích thái độ của nhân vật trước tình thế tranh chấp ngặt nghèo giữa sự sống và cái chết.

Trả lời:

Thái độ của nhân vật trước tình thế tranh chấp ngặt nghèo giữa sự sống và cái chết:

- Nhân vật Pi luôn giữ sự bình tĩnh và quyết tâm: không tỏ ra hoảng loạn trong tình thế hiểm nghèo, Pi luôn giữ sự bình tĩnh đáng ngạc nhiên trước hoàn cảnh cực kì nguy hiểm. Mẵ dù biết rằng nguy cơ cái chết đang rình rập, nhân vật vẫn giữ vững tinh thần và đưa ra các quyết định cần thiết để sinh tồn.

- Dù tình thế đang cực kỳ căng thẳng, nhân vật không mất niềm tin vào khả năng sống sót của mình. Tinh thần lạc quan này giúp nhân vật duy trì sức mạnh tinh thần và thể chất, qua đó làm tăng khả năng vượt qua khó khăn.

- Nhân vật có nhận thức rõ ràng về tình hình nguy hiểm mà mình đang phải đối mặt và tự đánh giá được khả năng và hạn chế của bản thân. Đồng thời, nhân vật cũng cho thấy khả năng và hạn chế của bản thân. Đồng thời, nhân vật cũng cho thấy khả năng tự quản lý cảm xúc và hành động của mình một cách hiệu quả.

Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: “Vì dưới chân ta vẫn có được một con cá chết bé tí xíu” – Đó là lời nhân vật tự giải thích về cử chỉ “đứng khoanh tay với một nụ cười trên môi” của mình, mặc dù anh đang lâm vào hoàn cảnh bi đát. Nêu nhận xét của bạn về lời giải thích này.

Trả lời:

“Vì dưới chân ta vẫn có được một con cá chết bé tí xíu” – Đó là lời nhân vật tự giải thích về cử chỉ “đứng khoanh tay với một nụ cười trên môi” của mình, mặc dù anh đang lâm vào hoàn cảnh bi đát: Những người khác, nhất là người ngoài cuộc có thể đưa ra lời giải thích dài dòng và phức tạp hơn. Nhưng với tư cách là người trong cuộc, nhân vật chỉ nói một câu hết sức đơn giản, với lí do có thể bị xem là tầm thường: “Vì dưới chân ta vẫn có được một con cá chết bé tí xíu”.. Nhưng thực tế, đối với người đang phải quyết liệt giành lấy từng cơ hội sống nhỏ nhoi thì sự có mặt của một con cá bé xíu cũng đủ giúp anh lấy lại được niềm tin về khả năng sống sót. Con cá ấy chính là nguồn thực phẩm quý giá cho người đang rơi vào cảnh sức cùng lực kiệt. Có thể nói, lời giải thích của nhân vật tuy đơn giản nhưng rất chân thực và chính xác.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: