SBT Ngữ văn 12 Bài tập 4 trang 4 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 4 trang 4 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 4 trang 4 - Kết nối tri thức

Bài tập 4 trang 4 SBT Ngữ văn 12 Tập 2: Đọc lại bài thơ Mộ (Chiều tối) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 18 – 19) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Trong các trường hợp sau, yếu tố quy trong từ nào có cùng nghĩa với từ quy trong câu thơ thứ nhất?

A. Quy củ

B. Quy hồi

C. Quy phạm

D. Chính quy

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Quy hồi

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Câu nào sau đây thể hiện cách hiểu của dịch giả Nam Trân trong bản dịch thơ (SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 19):

A. Câu thơ thứ nhất miêu tả đàn chim ríu rít bay về tổ.

B. Câu thơ thứ hai miêu tả một chòm mây lẻ loi bay ngang qua bầu trời.

C. Câu thơ thứ ba miêu tả bóng đêm bao trùm miền sơn cước.

D. Câu thơ thứ tư miêu tả màu hồng của bếp lửa, nổi bật trong khung cảnh màn đêm lạnh lẽo.

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Câu thơ thứ hai miêu tả một chòm mây lẻ loi bay ngang qua bầu trời.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tra từ điển và giải thích nghĩa của yếu tố cô được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ hai. Bình luận ngắn gọn về hình ảnh cô vân trong nguyên văn.

Trả lời:

có các nghĩa chính sau đây: a. người không còn cha mẹ (như: cô độc); b. chỉ có một, một mình, lẻ loi (như: cô đơn, cô quạnh,..).

trong câu thơ được dùng theo nghĩa b, nhấn mạnh (trạng thái) lẻ loi, (tâm trạng) cô quạnh.

– Hình ảnh cô vân nhấn mạnh sự lẻ loi, biểu thị sự nhỏ nhoi, hữu hạn; gợi liên hệ đối sánh với hình ảnh người tù.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra biểu hiện của hình thức tiểu đối trong câu thơ kết.

Trả lời:

Tiểu đối là hình thức đối giữa hai vế trong một câu; hình thức tiểu đối có thể đi kèm với biểu hiện đối về từ loại, cú pháp.

– Câu thơ có hai vế đối nhau: bao túc ma hoàn (ngô xay xong) – lô dĩ hồng (lò lửa đã được đốt lên).

– Về từ loại: Hai động từ nối tiếp nhau (ma – xay // hồng – đốt); hai phó từ biểu thị trạng thái vận động trong thời gian (hoàn – xong // dĩ – đã, đã lại).

– Về ngữ pháp: Đây là hai vế câu cùng có mô hình ngữ pháp giống nhau, đó là dạng thức cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ (ngô... xay xong // lò lửa... được đốt cháy rực).

– Về ý: Về trước miêu tả sự kết thúc của một hoạt động (ngô xay xong), về sau miêu tả sự nối tiếp của một hoạt động khác (lò đã cháy rực/ lò đã được đốt lên). Mối quan hệ đối – nối tiếp về ý diễn tả sự vận động liên tục, gợi ý niệm về “bước đi” của thời gian; hoạt động này kết thúc, mở ra một hoạt động khác, thời gian tiếp tục trôi vào đêm tối.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Hãy chỉ ra điểm đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả sự vận động của thời gian trong bài thơ.

Trả lời:

Nhan đề bài thơ (Mộ – Chiều tối) đã gợi ý về trạng thái xúc cảm của tác giả tại một thời điểm đặc biệt. Trong thơ cổ, ý niệm về khoảnh khắc trời chiều, chiều tối – thời điểm chuyển giao giữa ngày và đêm thường gợi nỗi nhớ nhà, gợi tâm sự muốn trở về. Cảm nhận về thời gian của tác giả hết sức cụ thể, được biểu đạt thông qua hình ảnh, sự vận động của cảnh vật: chim về tổ, theo nhịp điệu sinh tồn của tạo vật; không gian trời chiều rộng lớn, cô liêu hiện lên qua hình ảnh chòm mây cô đơn, lẻ loi trôi qua bầu trời; chuyển động đều đặn, xoay vòng của động tác xay ngô ít nhiều gợi cảm giác nặng nề, lặng lẽ; lò lửa cháy rực là dấu hiệu đột ngột giúp nhận ra bóng đêm đã bao trùm cả miền sơn cước...

Có thể thấy, điểm đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả sự vận động của thời gian trong bài thơ thể hiện rõ nhất ở chỗ: Nhà thơ không dùng các từ ngữ chỉ thời gian, thời điểm; cũng không sử dụng từ ngữ chỉ sự vận động của thời gian, nhưng người đọc vẫn cảm nhận rõ ràng về bước chuyển của thời gian. Điều này cũng góp phần cho thấy tâm hồn nhạy cảm của con người trong việc nắm bắt những biến đổi vi tế của đời sống tạo vật.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Hồ Chí Minh văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: