SBT Ngữ văn 12 Bài tập 6 trang 5 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 6 trang 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 6 trang 5 - Kết nối tri thức

Bài tập 6 trang 5 SBT Ngữ văn 12 Tập 2: Đọc lại văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 21 – 25) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tóm tắt câu chuyện được kể trong tác phẩm theo hai ngôi khác nhau: ngôi thứ ba (tương tự cách tác giả đã thực hiện) và ngôi thứ nhất (vai kể là Va-ren hoặc Phan Bội Châu).

Trả lời:

– Các tình tiết, sự kiện chính cần lưu ý khi tóm tắt:

+ Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu gây sức ép cho Chính phủ bảo hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương. Tân Toàn quyền Va-ren “nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc” vụ này.

+ Tân Toàn quyền Va-ren đến Sài Gòn, “tuần du linh đình qua các khu phố bản xứ”. Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

+ Trên đường ra Hà Nội, Va-ren dừng ở Huế. Triều đình An Nam nghênh đón Toàn quyền thăm hoàng cung, dự yến, nhận Nam Long bội tinh. Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

+ Va-ren vào nhà tù, dài lời mặc cả với Phan Bội Châu về việc đánh đổi tự do bằng sự phản bội lí tưởng, hợp tác với chính quyền thực dân. Phan Bội Châu im lặng.

+ Anh lính dõng nhìn thấy Phan Bội Châu cười ruồi. Một nhân chứng khác “quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren”.

– Gợi ý về cách tóm tắt theo từng ngôi kể khác nhau:

+ Ngôi kể thứ ba: Do sức ép của công luận, tân Toàn quyền Va-ren “hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu”. Nhưng khi đến Sài Gòn, Va-ren bận bịu trong những cuộc tiếp rước, chúc tụng, tuần du...

+ Ngôi kể thứ nhất với người kể là Va-ren: “Mình vừa nhậm chức Toàn quyền là bị cái vụ Phan Bội Châu này làm phiền nên đánh hứa hẹn chút đc vẻ về dân chúng. Đến Sài Gòn, mình kín lịch vì những cuộc tiếp rước và tuần du”…

+ Ngôi kể thứ nhất với người kể là Phan Bội Châu: “Từ lúc ta bị chính quyền thực dân bắt giam, nghe nói bên ngoài đấu tranh mạnh mẽ đến nỗi tân Toàn quyền phải hứa hẹn “chăm sóc vụ Phan Bội Châu”. Nhưng chắc “ngài” còn bận tuần du Sài Gòn để tìm hiểu xứ bảo hộ, rồi phải gặp gỡ yến tiệc với triều đình Huế nên mãi không thấy động tĩnh gì”...

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Làm rõ bản chất “những trò lố” được tác giả diễn tả trong tác phẩm.

Trả lời:

Bản chất “những trò lố” đã được tác giả diễn tả trong tác phẩm đều là hoạt động của Chính phủ bảo hộ và triều đình An Nam:

– Tân Toàn quyền hứa hão để mị dân.

– Tân Toàn quyền “tuần du” xứ bảo hộ.

– Triều đình Huế nghênh tiếp và phong tặng Nam Long bội tinh cho tân Toàn quyền.

– Va-ren vào nhà giam thương lượng với Phan Bội Châu.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chọn phân tích một trong các yếu tố hoặc phương diện của tác phẩm thể hiện rõ bút pháp trào lộng của tác giả.

Trả lời:

 Sắc thái trào lộng được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm. Ví dụ:

– Nhan đề: hạ bệ một sự kiện chính trị thành “những trò lố” kệch cỡm, nực cười.

– Tình huống: tưởng tượng về cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật đứng đầu hai lực lượng thù địch.

– Việc xây dựng nhân vật: dựng một chân dung kí hoạ về quan Toàn quyền Đông Dương.

– Ngôn ngữ: châm biếm, giễu nhại.

Hãy chọn phân tích kĩ một trong các phương diện nêu trên. Gợi ý phân tích phương diện ngôn ngữ:

– Nhại: “sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu”.

– Ngôn ngữ miêu tả mang sắc thái châm biếm: “hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương”; “đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm, những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên”.

– Nói mỉa: “ông Va-ren đã nửa chính thức hứa”.

– Trùng điệp: “vẫn bị giam trong tù”, “vẫn nằm tù”.

– Nghịch ngữ: “Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi...”

– Chơi chữ: “Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy”.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.

Trả lời:

– Thủ pháp tương phản được sử dụng thường xuyên, ở nhiều bình diện, nhiều cấp độ:

+ Tương phản giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu (về địa vị, tiểu sử, hành vi, lời nói, thái độ,...).

+ Tương phản giữa hình ảnh chính quyền bảo hộ và dân chúng, giữa Toàn quyền Va-ren và triều đình An Nam.

Lưu ý: Thủ pháp tương phản đạt được hiệu quả nghệ thuật đáng kể, khiến hai thế lực đối nghịch trở nên rõ nét mà tác giả không cần bình luận, giải thích thêm (người đọc được cung cấp thông tin để tự suy ngẫm và kết luận).

– Thủ pháp trùng điệp cũng được sử dụng nhiều lần, linh hoạt và đạt hiệu quả nghệ thuật cao:

+ Trùng điệp thông tin và cấu trúc câu để nhấn mạnh: “trong bốn tuần lễ đó, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong từ”, “Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù”.

+ Trùng điệp thành phần câu để tạo nhịp điệu và gia tăng, nhấn mạnh nội dung: “Đến Sài Gòn thì ông Va-ren, có gì mà không lường trước được, sẽ bị quấn quýt lấy, lôi kéo đi, giằng co, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bòng bong những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp với rước, những lời chúc với tụng”

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sau khi đọc văn bản, bạn có suy nghĩ gì về các nhân vật Va-ren, Phan Bội Châu?

Trả lời:

Trong tác phẩm “Varen và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc, hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu được khắc họa với những nét tính cách và phẩm chất đối lập, tạo nên sự tương phản rõ rệt.

- Va-ren:

+ Hình ảnh: Va-ren là một viên toàn quyền thực dân Pháp, đại diện cho chế độ thực dân tàn bạo và thối nát.

+ Tính cách: Ông ta được miêu tả là kẻ giả dối, lươn lẹo, luôn tìm cách lừa gạt và đàn áp những người yêu nước. Va-ren hứa hẹn sẽ “chăm sóc” Phan Bội Châu nhưng thực chất chỉ là lời nói suông, không có ý định thực hiện.

+ Ý nghĩa: Va-ren tượng trưng cho sự giả nhân giả nghĩa của chế độ thực dân, luôn tìm cách che đậy bản chất tàn ác và phi nhân đạo của mình.

- Phan Bội Châu:

+ Hình ảnh: Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, luôn đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

+ Tính cách: Ông được miêu tả là người kiên định, bất khuất, không khuất phục trước sự đàn áp của thực dân. Dù bị giam cầm, Phan Bội Châu vẫn giữ vững tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh.

+ Ý nghĩa: Phan Bội Châu tượng trưng cho tinh thần yêu nước, lòng kiên trung và ý chí bất khuất của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Hồ Chí Minh văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: