SBT Ngữ văn 7 Mây và sóng - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Mây và sóng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.
- Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 5 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 6 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 7 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
- Câu 8 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2
Giải SBT Ngữ văn 7 Mây và sóng - Cánh diều
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Bài Mây và sóng của Ta-go được viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Lục bát
D. Thơ văn xuôi
Trả lời:
Chọn đáp án: D. Thơ văn xuôi
Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Phương thức biểu đạt nào không có trong bài thơ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Nghị luận
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với
bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”.
Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng Trái Đất, đưa tay lên trời.
cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.”.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà.” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ
mà đến được?”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
a. Em bé đã tưởng tượng ra điều gì? Những điều đó có đặc điểm như thế nào?
b. Những dòng thơ nào cho thấy tình cảm của em bé dành cho mẹ? Đó là tình cảm gì?
c. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Trả lời:
a. Em bé đã tưởng tượng ra trên mây có người gọi và nói với em về việc họ được tự do, tha hồ vui chơi từ sáng tới chiều. Em bé cũng muốn lên đó và họ bày cách cho em lên cùng với họ. Nhưng sau đó, em nói với họ rằng mẹ em đang đợi em ở nhà, em không rời mẹ để đến với họ được. Rồi họ mỉm cười bay đi.
Những điều mà em bé tưởng tượng ra rất thú vị, đẹp đẽ, lung linh, kì ảo. Đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên rất thơ mộng, cuốn hút các em nhỏ.
b. Những dòng thơ cho thấy tình cảm của em bé dành cho mẹ:
- “Mẹ mình đang đợi ở nhà.” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Những dòng thơ trên cho thấy em bé rất yêu thương mẹ, luôn ở bên mẹ, không muốn rời xa mẹ. Em bé còn tưởng tượng ra trò chơi của mình và mẹ ngay tỏng ngôi nhà của mình. Trò chơi ấy cũng hấp dẫn không kém trò chơi trên mây, mà em vẫn có mẹ ở bên để che chở, vỗ về.
c. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhấn mạnh trí tưởng tượng phong phú và sự ngây thơ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc của em bé. Đồng thời, ca ngợi sức mạnh của tình mẫu tử - một trong những điều mang lại hạnh phúc đích thực cho con người ngay ở nơi trần gian, trong ngôi nhà của mỗi chúng ta.
Trả lời:
- Sức hấp dẫn của những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” nằm trong lời kể của họ với em bé: đúng với tâm lí ham chơi, dễ bị lôi cuốn bởi những điều mới mẻ của trẻ em.
- Em bé không tham gia vì không muốn rời xa mẹ, không muốn mẹ phải lo buồn, điều này thể hiện tình thương yêu mẹ của em bé.
Trả lời:
Những trò chơi do em bé tạo ra “thú vị” và “hay hơn” vì không chỉ có “mây” (vì chính em đã là mây) mà còn có “trăng” (hiện thân của mẹ), không chỉ được vui đùa như với những người sống “trên mây” mà còn được cùng sống dưới một “mái nhà” – nơi đó em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng từ mẹ; em không chỉ có “sóng” (vì chính em đã là sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” (hiện thân của mẹ), bến bờ bao dung, luôn rộng mở đón em. Như vậy, không những em không phải “rời mẹ” mà còn được “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người “trên mây” và “trong sóng”.
Trả lời:
Thông điệp của nhà thơ:
- Ca ngợi tình mẹ con.
- Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng cần có những điểm tựa vững chắc (trong đó có tình mẫu tử).
- Trí tưởng tượng của tuổi thơ vô cùng phong phú, nhưng hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà ở ngay trên trần thể và do chính con người tạo nên.
- Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo.
Trả lời:
Việc làm của mẹ với em lúc nhỏ khiến em yêu thích nhất là mẹ đã dạy cho em học bài. Mẹ luôn ân cần, chu đáo chỉ dạy cho em từng li từng tí. Giọng nói của mẹ rất ấm áp, mẹ giảng bài rất dễ hiểu. nhờ có mẹ mà thành tích học tập của em luôn đứng đầu lớp. Em rất yêu mẹ của mình.
Câu 8 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Xứ thần tiên
Nếu mọi người biết được cung điện của nhà vua ở đâu, nó sẽ biến mất khỏi không trung. Những bức tường bằng bạc trắng và mái ngói lấp lánh vàng. Hoàng hậu sống trong cung điện có bảy cái sân, bà đeo đồ trang sức trị giá bằng của cải bảy vương quốc. Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, cung điện của nhà vua ở đâu. Nó ở góc ban công nhà mình nơi đặt chậu cây tulsi. Công chức đang ngủ trên bờ biển xa của bảy biển không thể đến. Không có ai trên thế giới có thể tìm ra nàng ngoài con. Nàng đeo vòng trên tay và hạt ngọc trai trên tai; tóc đang trải xuống sàn nhà. Nàng sẽ thức dậy nếu con chạm cây gậy thần của con vào nàng, và đồ trang sức sẽ rơi xuống từ đôi môi nàng khi nàng mỉm cười. Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, nàng đang ở góc ban công nhà mình nơi đặt chậu cây tulsi. Đã đến giờ mẹ ra sông tắm, bước lên ban công trên mái. Con ngồi tại góc nơi bóng tối các bức tường gặp mặt. Chỉ có con mèo được đi cùng con, bởi nó biết nơi người thợ cạo trong câu chuyện sống. Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, nơi người thợ cạo trong câu chuyện sống. Đó chính là ở góc ban công nhà mình nơi đặt chậu cây tulsi. (Ta-go, Vũ Hoàng Linh dịch, thivien.net) |
Hãy cho biết: Em bé trong bài thơ có những suy nghĩ và tình cảm như thế nào đối với ngôi nhà của mình? Theo em bé, nơi đâu là “xứ thần tiên”? Em có nhận xét gì về suy nghĩ và tình cảm đó của em bé?
Trả lời:
Theo em bé, ngôi nhà của em chính là “xứ thần tiên” – nơi đó có cung điện (có vua, hoàng hậu, công chúa), người thợ cạo trong câu chuyện sống.
Điều đó cho thấy em bé rất yêu quý ngôi nhà của mình. Với trí tưởng tượng phong phú, em bé hình dung ra đó là nơi đẹp nhất, đáng yêu nhất.