Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì


(Câu hỏi 4, SGK) Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

Trả lời:

Cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm:

Đoạt sóc / Chương Dương độ,

Cầm Hồ / Hàm Tử quan.

Thái bình / tu trí lực,

Vạn cổ / thử giang san.

– Tác dụng của nhịp điệu các dòng thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ: 

+ Hai dòng đầu bài thơ có nhịp 2/3 với những động từ mạnh như “đoạt” (cướp), “cầm” (bắt) được đưa lên đầu dòng góp phần thể hiện khí thế dồn dập, nhịp điệu quyết liệt của các trận chiến dẫn đến thắng lợi trước quân thù. Nhịp điệu 2/3 là nhịp điệu của bước quân hành.

+ Hai dòng sau vẫn ngắt nhịp 2/3 nhưng với từ “tu” (nên), từ “thử” (ấy, này), âm hưởng bài thơ lắng dịu xuống; nhịp thơ như thể hiện sự trầm tư, suy ngẫm về vận mệnh lâu dài của dân tộc. Nhịp điệu dòng cuối là một điểm nhấn, một sự bình tâm, một lời khẳng định chân lí muôn đời. Người anh hùng trở về từ chiến trận ác liệt đã biết kìm nén cảm xúc hạnh phúc tột độ của chiến thắng oanh liệt trước quân thù để về tương lai lâu dài của đất nước, dân tộc.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Phò giá về kinh hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: