SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Sống, hay không sống?


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Sống, hay không sống? trang 32, 33 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.

Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Sống, hay không sống?

Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nhan đề Sống, hay không sống? liên quan đến nội dung nào của văn bản?

A. Đoạn độc thoại bộc lộ tâm trạng dằn vặt của Ham-lét

B. Mâu thuẫn giữa Ham-lét và hoàng hậu – mẹ của Ham-lét

C. Ham-lét chất vấn Ô-phê-li-a về thế nào là đức hạnh

D. Ham-lét nghi ngờ âm mưu của Pô-lô-ni-út và nhà vua

Trả lời:

Đáp án A. Đoạn độc thoại bộc lộ tâm trạng dằn vặt của Ham-lét.

Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc nội dung giới thiệu kịch Ham-lét ở mục 1. Chuẩn bị (SGK, trang 79) và nêu bối cảnh của đoạn trích Sống, hay không sống??.

Trả lời:

Qua đoạn giới thiệu kịch Ham-lét ở mục 1. Chuẩn bị, có thể biết bối cảnh của đoạn trích Sống, hay không sống? như sau: Cha Ham-lét bị em trai mình là Clô-đi-út hãm hại, cướp ngôi vua và chiếm đoạt hoàng hậu. Hồn ma của cha hiện về báo cho Ham-lét biết sự thật. Ham-lét giả điên để chuẩn bị trả thù cho cha.

Câu 3 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Đoạn độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích Sống, hay không sống? thể hiện tâm trạng và thái độ gì? Những lời độc thoại ấy bộc lộ mâu thuẫn nào trong con người Ham-lét?

Trả lời:

– Đoạn độc thoại của Ham-lét trong đoạn trích: “Sống, hay không sông – đó là vấn đề.” cho đến “xin nàng đừng quên những tội lỗi của ta.”.

- Toàn bộ đoạn độc thoại này diễn tả tâm trạng dằn vặt, đau khổ và đầy mẫu thuẫn trong tâm hồn Ham-lét: “Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?”. HS chỉ ra các biểu hiện cụ thể của tâm trạng mâu thuẫn giữa buông bỏ (chết) và sống để hành động, trả thù trong đoạn độc thoại này. Đây cũng chính là mâu thuẫn, xung đột mang tính bi kịch rõ nhất trong văn bản.

Câu 4 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Xác định hai tuyến nhân vật đối lập trong đoạn trích. Nhận xét đặc điểm tính cách của hai tuyến nhân vật này.

Trả lời:

- Trong văn bản có hai tuyến nhân vật: tuyến nhân vật chính diện, tiêu biểu là Ham-lét; tuyến nhân vật phản diện, tiêu biểu là nhà vua, hoàng hậu và Pô-lô-ni-út.

- Nhận xét tính cách của nhân vật Ham-lét: Đó là một con người có ý chí và khát vọng mạnh mẽ, luôn trăn trở dằn vặt về ý nghĩa cuộc sống. Trong lòng chàng xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt: “Sống, hay không sống? Sống thế nào cho cao quý?”. Và chàng đã tìm ra câu trả lời: cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền.

– Về tuyến nhân vật phản diện: Đây là các nhân vật tiêu biểu cho cái ác, cái xấu.

+ Nhà vua là Clô-đi-út, chú ruột của Ham-lét, kẻ đã giết chết anh ruột (cha Ham-lét) để kế vị rồi chiếm đoạt mẹ Ham-lét, cũng là kẻ cuối cùng bị Ham-lét kết liễu trong cuộc đấu kiếm do ông ta bày ra hòng hãm hại chàng.

+ Hoàng hậu là mẹ Ham-lét, người đã lấy em trai của chồng là Clô-đi-út và tiếp tục làm hoàng hậu. Bà đã bị trúng độc chết do uống nhầm cốc rượu mà nhà vua chuẩn bị để giết Ham-lét khi đấu kiếm.

+ Pô-lô-ni-út, một nịnh thần, cha của Ô-phê-li-a (người yêu Ham-lét). Tên nịnh thần này đã bị Ham-lét đâm chết khi nghe lén cuộc nói chuyện của chàng với mẹ.

Câu 5 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Đặc điểm bi kịch (đề tài, cốt truyện, nhân vật và kiểu xung đột) thể hiện qua đoạn trích Sống, hay không sống? như thế nào?

Trả lời:

- Đặc điểm bi kịch thể hiện qua đoạn trích là: 

+ Đề tài và cốt truyện: Viết về câu chuyện buồn, tâm trạng dằn vặt, đau đớn của nhân vật Ham-lét.

+ Nhân vật: Đoạn trích đều gồm những nhân vật xuất thân từ cung đình (vua, hoàng hậu, thái tử,...). Đặc biệt là Ham-lét, nhân vật thể hiện cho những phẩm chất, năng lực vượt trội và có khát vọng lớn,...

+ Kiểu xung đột: Kịch Ham-lét có cả hai kiểu xung đột đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn; nhưng ở đoạn trích Sống, hay không sống? chủ yếu thể hiện kiểu xung đột thứ hai: xung đột năm trong chính nhân vật. Đó là cuộc đấu tranh giăng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối trong nội tâm nhân vật.

Câu 6 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Dẫn ra một vài chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích Sống, hay không sống? và nêu tác dụng của các chỉ dẫn ấy.

Trả lời:

- Chỉ dẫn : Nói với Ô – phê –li – a; nói với vua;…

- Tác dụng: Giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung các cử chỉ, hành động của các nhân vật một cách chân thực từ đó theo dõi và hiểu được nội dung toàn bộ vở kịch cũng như ý nghĩa của vở kịch.

Câu 7 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đoạn trích sau đây (trích kịch Ham-lét của Sếch-xpia) kể về chuyện cha Ham-lét (hồn ma) hiện về, báo cho chàng biết ông đã bị hãm hại thế nào. Em hãy đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

HỒI I, CẢNH 5

Ở một phía khác trên sân thượng.

Hồn ma và Ham-lét ra.

HAM-LÉT – Hồn định đưa tôi đi đâu? Nói đi, tôi không đi xa hơn nữa đâu.

HỒN MA (ngoảnh lại) — Hãy nghe ta.

HAM-LÉT – Tôi xin lắng nghe.

HỒN MA – Sắp đến lúc ta phải trở về nộp mình cho ngọn lửa lưu hoàng thiêu đốt ta đây.

HAM-LÉT – Trời ơi, tội nghiệp hồn quá!

HỒN MA – Chẳng cần phải thương hại ta làm gì, hãy lắng nghe những lời ta sắp phát giác đây.

HAM-LÉT – Xin cứ nói, tôi sẵn sàng nghe.

HỒN MA – Con hãy sẵn sàng trả thù cho ta, khi nghe xong lời ta nói. HAM-LÉT – Sao?

HỒN MA – Ta là hồn cha con, còn bị đoạ đày trong ít lâu nữa, đêm đêm phải đi lang thang, ngày ngày bị bỏ đói, giam mình trong lửa, cho đến khi lửa kia thiêu sạch hết những tội ác nhơ bẩn đã phạm phải khi còn sống trên cõi trần. Phải chi ta không bị cấm tiết lộ những điều bí ẩn nơi địa ngục giam cầm ta, thì ta sẽ kể cho con nghe ch một câu chuyện dị kì mà mỗi tiếng sẽ vò xé tan nát tâm hồn con, làm cho bầu máu để nóng thanh xuân phải đông giá, làm cho hai mắt con bật ra khỏi tròng như hai ngôi trị sao lạc khỏi vòng quỹ đạo, mái tóc kết chặt của con sẽ rã rời tơi tả, tóc gáy con sẽ dựng đứng lên như lông dím lúc sợ hãi. Nhưng những điều bí mật ở cõi vô cùng vô tận kia không thể kể cho người trần mắt thịt nghe được. Hãy nghe ta, hãy nghe ta, ôi hãy nghe ta nếu con vẫn thương yêu người cha thiết cốt của con.

HAM-LÉT – Ôi trời!

HỒN MA – Hãy trả thù cho cha con, chết vì một vụ ám sát bất chính nhất.

HAM-LÉT – Ám sát!

HỒN MA – Ám sát kinh tởm. Vụ ám sát nào mà chả kinh tởm, nhưng vụ này là một vụ kinh tởm nhất, nham hiểm nhất và trái đạo trời nhất.

HAM-LÉT – Xin mau mau cho con biết chuyện để con bay ngay đi trả thù với cặp cánh nhanh tựa tư tưởng hay những ý nghĩ yêu đương.

HỒN MA – Ta biết là con đã sẵn sàng. Trừ phi vô tình, lãnh đạm như cỏ dại phì nhiêu tự huỷ nát trên bờ sông Lê Thê thì mới không xúc động khi nghe những lời ta sắp nói. Ham-lét con ơi, người ta đã phao đồn lên rằng cha đang nằm nghỉ trong vườn thượng uyển thì bị rắn độc cắn. Thế là khắp đất nước Đan Mạch này đều bị lừa một cách trắng trợn mà cả tin lời thêu dệt đó. Nhưng con ơi, con trai cao quý của ta, con nên biết rằng con rắn độc đã châm nọc cướp mất đời cha con, hiện đang đội vương miện của người đó.

HAM-LÉT – Ôi tâm hồn tiên tri của ta! Chú ruột ta!

HỒN MA – Chính nó, chính thằng súc sinh loạn luân, gian dâm ấy đã đem tài cám dỗ, đem những tặng vật lừa dối – ôi, tài độc ác và tặng vật ghê gớm đã quyến rũ lòng người! - để lôi cuốn vào vòng dâm ô bỉ ổi hoàng hậu của ta, người mà xưa kia ai cũng tưởng là đức hạnh nhất trần đời. Ham-lét ơi, thật là sa đoạ. Mẹ con bỏ ta trong khi ta vẫn đường đường chính chính thương yêu mẹ con thuỷ chung như lời thế ngày hôn lễ, để ngả vào tay thăng khốn nạn ấy, bẩm sinh tài đức vốn chẳng thể sánh nổi với ta. Song niềm đức hạnh thì dù sự bất chính có khoác áo thần tiên mà ve vãn cũng không thể lay chuyển nổi, còn thói dâm ô thì dù có tắm trong ánh sáng huy hoàng của long sàng cũng chỉ có thể thoả mãn trong ô uế mà thôi. Nhưng này khoan, ta đã cảm thấy khí lạnh ban mai. Để ta kể vắn tắt con nghe: Hôm ấy, theo lệ thường, ta ra ngủ trưa ngoài vườn thượng uyển, lòng bình thản không chút hồ nghi, thì chú con chợt đến lén cầm một cái lọ đựng nhựa độc, và đổ chất độc ghê gớm vào tai ta. Chất nhựa ấy rất kị máu người, thấm vào máu là lập tức truyền đi ngay như thuỷ ngân vào khắp các ngõ ngách trong cơ thể, làm cho máu một người lành mạnh cường tráng đến đâu cũng phải đông đặc lại, như một giọt cường toan rỏ vào sữa; đúng là ta bị như thế đấy. Chỉ một khắc sau, khắp người ta đang lành lặn là thế mà loang lỗ sần sùi cả lên, kinh tởm như người mắc bệnh hủi; đấy, trong giấc ngủ, ta bị tay thằng em cướp mất cả đời sống, ngai vàng lẫn cả hoàng hậu nữa. Nó cắt đứt đời ta, không cho ta kịp ăn năn, kịp rửa tội, kịp xức dầu thánh, khiến ta lên trình diện trước mặt Chúa còn mang theo tất cả tội lỗi của ta ở chốn dương gian. Ôi! Ghê gớm! Ôi ghê gớm! Ghê gớm quá chừng! Nếu con còn có chí khí nam nhi thì đừng cúi đầu cam chịu để cho long sàng của hoàng đế Đan Mạch biến thành nơi dâm bốn của kẻ loạn luân. Thật trăm nghìn lần đáng nguyền rủa! Nhưng dù phải trả thù bằng cách nào, con cũng chớ làm nhơ bẩn tâm hồn con, đừng suy tính một sự trừng phạt nào đối với mẹ con, hãy phó mặc nó cho trời, cứ để cho chông gai cấu xé cõi lòng nó. Thôi ta phải vĩnh biệt con ngay. Đom đóm đang tắt dần ánh lửa yếu ớt, báo hiệu bình minh sắp đến kia rồi. Vĩnh biệt! Thôi vĩnh biệt! Vĩnh biệt con! Hãy nhớ đến cha!

Hồn ma vào.

HAM-LÉT - Ôi! Hỡi chư vị thánh thần trên đời! Hỡi đất! Còn gì nữa? Tôi còn phải kêu gào địa ngục nữa chăng? Chao ôi! Lòng ta ơi, hãy cố nén lại, gân cốt ta ơi, đừng có yếu chùng đi trong giây phút, hãy cứng rắn lên mà giúp cho ta đứng vững. Nhớ đến cha ư? Ôi, hỡi hồn thiêng đáng thương, khi trí nhớ còn có một địa vị trên cõi thế điên cuồng này; nhớ đến cha ư? Vâng, từ nay con sẽ xin xoá bỏ khỏi trí nhớ của con mọi kí ức tạp nham, mọi châm ngôn sách vở, mọi hình thái, mọi ấn tượng dĩ vãng mà tuổi thơ và trí quan sát của con đã ghi chép tận tường; chỉ còn lời dặn dò của cha, con xin khắc sâu vào cuốn sách của khối óc con, không để cho lẫn lộn với những việc tầm thường vô nghĩa khác. Thế đấy. Trời hỡi! Người đàn bà thâm độc đến thế là cùng! Ôi! Thằng đểu cáng, thằng đểu cáng tươi cười, thằng đểu cáng trời tru đất diệt! Bản cáo của ta đâu, cho ta ghi vào mấy dòng này: Một thằng đểu có thể tươi cười, tươi cười thơn thớt, nhưng cũng vẫn cứ là thằng đểu. Ít nhất, đó cũng là điều chắc chắn đã xảy ra trên đất nước Đan Mạch này. (Ham-lét viết) Ông chú ơi thế là tên ông đã được ghi rồi. Giờ thì đến câu khẩu niệm: “Vĩnh biệt, vĩnh biệt con hãy nhớ đến cha!”. Ta đã thề rồi đấy. [...]

(Trích Ham-lét, Đào Anh Kha – Bùi Ý – Bùi Phụng dịch,

in trong Tuyển tập tác phẩm Uy-li-am Sếch-xpia,

NXB Sân khấu và Trung tâm văn hoá Đông Tây, 2006)

a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

b) Theo đoạn trích, cha Ham-lét đã bị em trai mình hãm hại như thế nào?

c) Tính chất bi kịch của đoạn trích được thể hiện như thế nào?

d) Đoạn trích này làm rõ thêm nội dung gì cho văn bản Sống, hay không sống đã học ở Bài 9?

Trả lời:

a) Nội dung chính của đoạn trích kể về việc hồn ma cha Ham-lét hiện về báo cho chàng biết người hãm hại mình chính là em trai ông, người đã cướp ngôi vua và chiếm đoạt hoàng hậu (mẹ Ham-lét).

b) Theo đoạn trích, cha Ham-lét đã bị em trai mình hãm hại bằng cách lấy thuốc độc đổ vào tai khi đang ngủ, sau đó loan tin giả là nhà vua bị rắn độc cắn.

c) Tính chất bi kịch của đoạn trích được thể hiện ở nội dung sự việc (em giết anh trai để chiếm ngôi vua, hoàng hậu) và mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn của các nhân vật (vua cha và Ham-lét).

d) Đoạn trích này làm rõ thêm cho văn bản Sống, hay không sống? đã học như sau: giúp người đọc hiểu thêm nhà vua (cha của Ham-lét) bị giết như thế nào và vì sao Ham-lét lại phẫn uất, đau khổ, phải giả điện để trả thù cho cha mình.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 9: Bi kịch và truyện hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: