Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp trong văn bản
Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp trong văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man. Tính cách của hai nhân vật này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm?
Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp trong văn bản
Câu 3 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp trong văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man. Tính cách của hai nhân vật này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm?
Trả lời:
Mối quan hệ |
Ha-nu-man |
Quỷ Riếp |
Với Si-ta |
Trân trọng, cảm thương, chấp nhận nguy hiểm để cứu Si-ta |
Hoá thân thành Su-pa-kha, hãm hại Si-ta, tiếm ngôi hoàng hậu và lũng đoạn triều đình |
Với Pơ-liêm |
Ái ngại trước sai lầm của Pơ-liêm nhưng trung thành, tìm cách cho cha con Pơ-liêm đoàn tụ |
Tìm cách lừa Pơ-liêm, gây nên sự ghen tuông mù quáng và mang lại những đau khổ cho chàng |
→ Tính cách |
Hiện thân cho khao khát làm người nhân hậu, trung thực, chuyên làm việc tốt |
Hiện thân của dục vọng xấu xa; không từ một mưu mô, hành động tàn ác nào |
Pơ-liêm là hiện thân cho tính nhiều mặt phức tạp của con người. Để giữ gìn bản tính nhân hậu, trung thực, tốt đẹp của con người, sự sáng suốt, anh minh của một vị vua, Pơ-liêm phải đấu tranh triệt để loại bỏ phần đen tối, thấp kém trong con người mình như lòng ngờ vực, ghen tuông cùng những dục vọng đen tối.
Đó chính là cuộc đấu tranh giữa phần người (hiện thân là Ha-nu-man) và phần ma quỷ (hiện thân là Riếp). Đây là hai mặt sáng – tối trong con người Pơ-liêm. Để thể hiện nhân vật Pơ-liêm cùng cuộc đấu tranh này, văn bản không thể thiếu hai nhân vật Ha-nu-man và Riếp.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 9 Đọc trang 62, 63 hay khác:
- Câu 1 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (làm vào vở):
- Câu 2 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Điền vào bảng sau những đặc điểm của cốt truyện, xung đột, nhân vật, lời thoại trong bi kịch (làm vào vở):
- Câu 4 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nêu ví dụ về lời đối thoại, lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong văn bản Tình yêu và thù hận; cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.
- Câu 5 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong lời thoại của Rô-mê-ô, Giu-li-ét, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?
- Câu 6 trang 63 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch trong văn bản Cái bóng trên tường.
- Câu 7 trang 63 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: