Trong lời thoại của Rô-mê-ô, Giu-li-ét, các từ ngữ bức tường, lưỡi kiếm, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể
Trong lời thoại của Rô-mê-ô, Giu-li-ét, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?
Trong lời thoại của Rô-mê-ô, Giu-li-ét, các từ ngữ bức tường, lưỡi kiếm, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể
Câu 5 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Trong lời thoại của Rô-mê-ô, Giu-li-ét, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?
Trả lời:
Trong lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm” ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể còn có ý nghĩa khác. Cụ thể:
Ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng của các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”:
- “Bức tường” vừa là vật thể thực vừa mang nghĩa: biểu tượng về vùng cấm, đường biên ngăn cách giữa hai dòng họ và giữa đôi trẻ Rô-mê-ô, Giu-li-ét.
- “Lưỡi kiếm” vừa là vật thể vừa mang nghĩa: hình phạt, sự trả giá đau thương nếu vi phạm đường biên, vùng cấm, bất chấp hận thù.
Tác dụng trong việc thể hiện xung đột kịch: các từ ngữ này thể hiện xung đột và những lời nguyền lâu đời bất khả giải giữa hai dòng họ. Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã nhận ra sự phi lí của “bức tường”, “lưỡi kiếm” giữa hai dòng họ. Giu-li-ét hồn nhiên tự vấn: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên nó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười... Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây!”.
Rô-mê-ô thì dõng dạc khẳng định: “Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó”.
Điều đó tất yếu làm nảy sinh và thúc đẩy xung đột bi kịch giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với luật lệ quy ước bất khả xâm phạm của dòng họ. Nó dự báo những thách thức bi kịch mà hai nhân vật phải đối mặt cũng như hứa hẹn những trắc trở, chông gai mà họ phải vượt qua.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 9 Đọc trang 62, 63 hay khác:
- Câu 1 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (làm vào vở):
- Câu 2 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Điền vào bảng sau những đặc điểm của cốt truyện, xung đột, nhân vật, lời thoại trong bi kịch (làm vào vở):
- Câu 3 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp trong văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man. Tính cách của hai nhân vật này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm?
- Câu 4 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nêu ví dụ về lời đối thoại, lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong văn bản Tình yêu và thù hận; cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.
- Câu 6 trang 63 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch trong văn bản Cái bóng trên tường.
- Câu 7 trang 63 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: