Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch trong văn bản Cái bóng trên tường


Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch trong văn bản Cái bóng trên tường.

Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch trong văn bản Cái bóng trên tường

Câu 6 trang 63 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch trong văn bản Cái bóng trên tường.

Trả lời:

– Tóm tắt cốt truyện kịch:

Cái bóng trên tường là chi tiết quan trọng trong một truyện kể dân gian về nỗi oan khuất của nàng Vũ Thị Thiết, sau được Nguyễn Dữ viết thành truyện truyền kì nổi tiếng: Chuyện người con gái Nam Xương (xem Bài 4 Con người trong thế giới kì ảo). Đến lượt mình, nhà văn Nguyễn Đình Thi viết thành vở kịch một màn với nhan đề Cái bóng trên tường. Vở kịch gồm các nhân vật: Người chồng (họ Trương), người vợ, tiếng người chồng, tiếng đứa con (tên Đản), bóng người vợ.

Có thể tóm tắt như sau:

Người chồng đi lính nơi biên ải xa tưởng đã chết, bỗng trở về gặp lại vợ con. Trong lúc đi thăm mộ mẹ, anh ta nghe tiếng đứa con nói về một người bố khác, đêm nào cũng đến với hai mẹ con. Người chồng nghĩ rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ, theo người đàn ông khác nên mắng nhiếc thậm tệ, một mực đuổi vợ đi. Người vợ mang nỗi oan ra đi và gieo mình xuống sông. Biết tin, người chồng rất ngạc nhiên, thương xót và có phần hối hận vì đã nặng lời với vợ. Khi đêm xuống, thắp đèn lên, đứa con tên Đản chỉ lên cái bóng người chồng trên tường mà gọi bố, nói rằng đó mới chính là bố Đản. Người chồng vỡ lẽ ra rằng: Hoá ra vợ mình vẫn một lòng nuôi con, rất mực chịu thương chịu khó, chung thuỷ với chồng. Biết vợ đã vì mình mà chết oan, người chồng ngã vật xuống, ngất đi. Trong cơn mê của anh, bóng người vợ hiện lên an ủi chồng và nói nàng vẫn ở bên anh qua cái bóng trên tường mỗi đêm, khi anh thắp đèn lên.

- Xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch:

Xung đột của vở kịch Cái bóng trên tường là xung đột giữa thói hồ đồ, ghen tuông của người chồng với lòng thuỷ chung của người vợ.

Đây là kiểu xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém, tạo nên tính bị kịch của tác phẩm.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 9 Đọc trang 62, 63 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: