SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 3 trang 12 - Kết nối tri thức


Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm và trả lời các câu hỏi:

Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 3 trang 12 - Kết nối tri thức

Bài tập 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Chinh phụ ngâm và trả lời các câu hỏi:

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao

Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.

(Những khúc ngâm chọn lọc, tập I, Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc giới thiệu, biên khảo, chú giải, NXB Giáo dục, 1994, tr. 39 – 40)

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn trích trên được viết bằng thể thơ nào? Yếu tố nào giúp em xác định điều đó?

Trả lời:

- Đoạn trích được viết bằng thể thơ: song thất lục bát.

- Yếu tố giúp em xác định là: số tiếng trong mỗi câu thơ đảm bảo sau mỗi cặp câu 7 tiếng (song thất) là câu 6 và 8 tiếng (lục bát), chu kì lặp lại liên tiếp như vậy đến hết đoạn trích.

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Câu thơ “Xếp bút nghiên theo việc đao cung.” thể hiện nội dung gì?

Trả lời:

- Câu thơ “Xếp bút nghiên theo việc đao cung” cho thấy người chinh phu vốn theo nghiệp học hành (bút nghiên) nhưng đã tạm gác lại để làm nhiệm vụ của một chiến binh (việc đao cung).

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Hình tượng núi Thái Sơn trong đoạn trích và trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...” giống và khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Hình tượng núi Thái Sơn trong đoạn trích và trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...” có điểm tương đồng và khác biệt:

- Giống nhau: cùng nhắc tới một ngọn núi nổi tiếng, có tính biểu tượng trong đời sống văn hoá là núi Thái Sơn.

- Khác nhau:

+ Hình tượng núi Thái Sơn trong đoạn trích tập trung vào đặc điểm rất nặng của trái núi này (trong sự đối lập với sợi lông chim hồng), với ý nghĩa coi trọng tính mạng con người.

+ Hình tượng núi Thái Sơn trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...” bao quát cả đặc điểm rất nặng và rất to lớn, tượng trưng cho công ơn trời bể của người làm cha (nói chung là cả cha và mẹ) đối với con cái.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Người chinh phu trong đoạn trích được miêu tả với những đặc điểm gì?

Trả lời:

Người chinh phu trong đoạn trích được miêu tả với những đặc điểm:

- Có nền tảng gia đình tốt đẹp: dòng hào kiệt.

- Trẻ trung, mạnh mẽ: tuổi trẻ, đeo bức chiến bào, thét roi cầu Vị.

- Có những phẩm chất, tài năng đáng quý: bút nghiên, đao cung.

- Có lí tưởng sống cao đẹp: “Thành liền mong tiến bệ rồng/ Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời/ Chí làm trai dặm nghìn da ngựa”.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về hình tượng người chinh phu trong đoạn trích.

Trả lời:

Em nêu cảm nhận của mình về hình tượng người chinh phu. Chẳng hạn:

- Người chinh phu là một mẫu nam nhi lí tưởng ở thời đại xưa.

- Người chinh phu vẫn là một mẫu nam nhi lí tưởng trong thời đại ngày nay.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 2: Những cung bậc tâm trạng hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: