SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 7 trang 14 - Kết nối tri thức


Đọc lại văn bản trong SGK (tr. 49 – 51) và trả lời các câu hỏi:

Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 7 trang 14 - Kết nối tri thức

Bài tập 7 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc lại văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt trong SGK (tr. 49 – 51) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Văn bản nhắc đến những nhà thơ nào đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác? Việc nêu tên những nhà thơ này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Những nhà thơ đã sử dụng thể thơ song thất lục bát khi sáng tác được nêu trong văn bản: Lê Đức Mao, Nguyễn Gia Thiều, Lê Ngọc Hân, Cao Bá Nhạ, Phan Huy Thực, Ngô Thế Vĩnh, Đinh Nhật Thận, Hoàng Sĩ Khải, Nguyễn Khuyến, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Bích Khê, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu,...

- Ý nghĩa của việc nêu tên những nhà thơ này:

+ Khẳng định sức hấp dẫn và những đặc điểm độc đáo của thể thơ song thất lục bát khiến nhiều nhà thơ muốn sử dụng để sáng tác.

+ Khẳng định sức sống trường tồn của thể thơ song thất lục bát được thể hiện qua sáng tác của nhiều thế hệ nhà thơ.

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Thể thơ song thất lục bát chủ yếu được sử dụng trong những thể loại văn học nào?

Trả lời:

Theo văn bản, thể thơ song thất lục bát chủ yếu được sử dụng trong những thể loại văn học như ngâm khúc, ca trù, văn tế, thơ,...

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo tác giả văn bản, đặc điểm nào thể hiện nét độc đáo của thể thơ song thất lục bát?

Trả lời:

Tác giả văn bản cho rằng thể thơ song thất lục bát độc đáo ở những điểm sau:

- Số tiếng trong mỗi câu thơ vừa được quy định chặt chẽ, vừa đa dạng (6, 7 và 8 tiếng).

- Mật độ số tiếng gieo vần cao, không một thể thơ nào ra đời trước đó có thể sánh bằng (trung bình cứ 4 tiếng thì có 1 tiếng được gieo vần).

Sự đan xen những câu thơ dài và ngắn, cùng mật độ tiếng gieo vần lớn khiến những câu thơ song thất lục bát luôn phối hợp hài hoà với nhau, tạo nên âm hưởng du dương, giàu nhạc tính.

- Khả năng truyền cảm mạnh mẽ mà sâu lắng.

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo nội dung văn bản, cảm xúc chủ đạo thể hiện trong những sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát thời xưa và thời hiện đại có gì khác biệt?

Trả lời:

Theo nội dung văn bản, cảm xúc chủ đạo thể hiện trong những sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát thời xưa và thời hiện đại có sự khác biệt: sáng tác thời xưa thường thể hiện tâm trạng buồn thương; những tác phẩm hiện đại mang hơi thở của thời đại mới, truyền tải những nội dung, xúc cảm mới mẻ.

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo em, trong tương lai, thể thơ song thất lục bát có còn thích hợp để sử dụng trong sáng tác văn học hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Trong tương lai, thể thơ song thất lục bát vẫn còn thích hợp để sử dụng trong sáng tác văn học, vì:

+ Đây là một sáng tạo độc đáo của người Việt, cần được kế thừa, phát huy.

+ Thể thơ này có nhiều thế mạnh, rất phù hợp để chuyển tải những suy nghĩ, tình cảm, ước mong,... của con người.

- Trong tương lai, thể thơ song thất lục bát không còn thích hợp để sử dụng

trong sáng tác văn học, vì:

+ Đây là một thể thơ cổ xưa, không còn phù hợp với tình cảm, cảm xúc của con người trong thời đại mới.

+ Thể thơ này có nhiều quy định khá nghiêm ngặt, gây khó khăn cho quá trình sáng tác,..

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 2: Những cung bậc tâm trạng hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: