SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 4 trang 13 - Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản trong SGK (tr. 46) và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 4 trang 13 - Kết nối tri thức
Bài tập 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc lại văn bản Tiếng đàn mưa trong SGK (tr. 46) và trả lời các câu hỏi:
Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng.
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan;
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn,
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ điệp thanh: mưa hoa rụng/ hoa xuân rụng (lặp B – B – T), mưa xuống lầu/ mưa xuống thềm (lặp B – T – B). Tác dụng: tạo âm hưởng như nhịp điệu mưa rơi, rơi mãi không dứt.
- Biện pháp tu từ điệp vẫn: vẫn “an” (lan – ngàn – đàn). Tác dụng: giúp câu thơ có vần điệu và có tính liên kết.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: mưa (xuất hiện 6 lần), rụng (xuất hiện 2 lần), xuống (xuất hiện 2 lần), hoa (xuất hiện 2 lần). Tác dụng: giúp cho người đọc cảm nhận được những hạt mưa (cùng với hoa) tiếp nối nhau rơi xuống.
Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo em, giọt đàn là gì?
Trả lời:
Giọt đàn chính là giọt mưa. Nhưng tác giả không diễn đạt trực tiếp là giọt mưa (một sự vật trong tự nhiên) vì cách diễn đạt giọt đàn (một âm thanh do con người tạo nên) còn bao hàm trong giọt mưa ấy âm thanh như tiếng đàn (tiếng mưa rơi như một bản nhạc) và tiếng lòng người (tâm sự, cảm xúc con người gửi gắm trong tiếng đàn).
Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Câu thơ “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non” diễn tả điều gì?
Trả lời:
Câu thơ “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.” diễn tả nỗi buồn trong lòng nhân vật “khách” vì cảnh mưa buồn, nhưng cũng là nỗi buồn bởi đất nước đang trong tình cảnh bị thực dân Pháp đô hộ.
Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Cảm xúc chủ đạo thể hiện trong bài thơ là gì?
Trả lời:
Cảm xúc chủ đạo thể hiện trong bài thơ là một nỗi buồn triền miên, sâu sắc mênh mang nhưng không bi luỵ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 2: Những cung bậc tâm trạng hay khác: