SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 3 trang 18 - Kết nối tri thức
Đọc bài thơ (bài 2) của Hồ Xuân Hương trong SGK (tr.75) và trả lời các câu hỏi sau:
Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 3 trang 18 - Kết nối tri thức
Bài tập 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương trong SGK (tr.75) và trả lời các câu hỏi sau:
Trả lời:
- Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Người bày tỏ tâm tình trong bài thơ là người phụ nữ trong cảnh ngộ éo le, bất hạnh.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong hai câu thơ đầu có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng ai oán, buồn rầu, u uất của con người. Nỗi “oán hận” trở thành “điểm nhìn” trông ra cảnh vật, bao trùm mọi khoảng không gian.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nhân hoá (mõ thảm, chuông sầu), phép đối tương phản (không – mà cũng, chẳng – cớ sao), các từ mô phỏng âm thanh (cốc, om),... hai câu thực thể hiện tâm trạng đau buồn, sầu hận trào dâng trong tâm hồn con người, bất chấp sự kiềm toả của lí trí (không khua, chẳng đánh). Con người càng muốn quên đi thì nỗi thảm sầu kia lại càng trỗi dậy và “lên tiếng”.
- Phép đối ở hai câu luận và các từ láy (rầu rĩ, mõm mòm) thể hiện nỗi buồn nản, chán chường trĩu nặng. Người phụ nữ trong bài thơ vừa phải chịu cảnh duyên phận lỡ làng như trái chín “mõm mòm” sắp úa tàn, rơi rụng; vừa bị vây bủa bởi “miệng thế”, “tiếng đời” cay nghiệt, bất công,...
Trả lời:
Phần kết của bài thơ Đường luật thường mở ra những ý tứ mới và gợi liên tưởng sâu xa. Ở đây, hai câu kết của bài thơ cho thấy sự thay đổi bất ngờ trong cảm xúc, tâm trạng của con người. Nỗi đau buồn, sầu hận, chán chường, bi phẫn chồng chất trong lòng nhưng tâm trạng của con người không “đóng lại” trong lời than thở hay bế tắc, tuyệt vọng. Trái lại, người phụ nữ dù lỡ làng duyên phận vẫn tự tin và kiêu hãnh bày tỏ khát vọng tình yêu, hạnh phúc tha thiết, mãnh liệt.
Trả lời:
- Hình tượng con người hiện lên trong bài thơ với thân phận éo le, bất hạnh; phải nếm trải nhiều cay đắng, đau khổ nhưng vẫn tràn đầy khát vọng sống, khát vọng tình yêu. Bất chấp “thói đời” cay nghiệt, bất công, con người ấy vẫn tin tưởng vào giá trị của bản thân và quyền được yêu, được hạnh phúc của chính mình.
- Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm nỗi xót thương, sự đồng cảm với số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời khẳng định, ngợi ca bản lĩnh và sức sống mãnh liệt tiềm ẩn trong tâm hồn họ.
Câu 6 trang 19 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Phân tích giá trị biểu đạt của các từ láy trong bài thơ.
Trả lời:
- Giá trị biểu đạt của các từ láy trong bài thơ là:
+ Tăng tính gợi hình tượng và giá trị biểu cảm trong ngữ cảnh
+ Làm cho nội dung của đoạn văn, câu văn trở nên sinh động, dễ hiểu và đặc sắc hơn.
+ …
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha hay khác: