Giải SBT Toán 10 trang 82 Tập 2 Cánh diều
Haylamdo biên soạn giải Sách bài tập Toán 10 trang 82 Tập 2 trong Bài 4: Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng SBT Toán 10 Cánh diều Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 10 trang 82.
- Bài 38 trang 82 SBT Toán lớp 10 Tập 2
- Bài 39 trang 82 SBT Toán lớp 10 Tập 2
- Bài 40 trang 82 SBT Toán lớp 10 Tập 2
- Bài 41 trang 82 SBT Toán lớp 10 Tập 2
- Bài 42 trang 82 SBT Toán lớp 10 Tập 2
- Bài 43 trang 82 SBT Toán lớp 10 Tập 2
- Bài 44 trang 82 SBT Toán lớp 10 Tập 2
- Bài 45 trang 82 SBT Toán lớp 10 Tập 2
Giải SBT Toán 10 trang 82 Tập 2 Cánh diều
Bài 38 trang 82 SBT Toán 10 Tập 2: Cho : và :. Số đo góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 là:
A. 300;
B. 450;
C. 900;
D. 600.
Lời giải:
Ta thấy vectơ chỉ phương của ∆1 là: =(;-1)
Vectơ chỉ phương của ∆2 là: =(;1)
Ta có: cos(,) =
Suy ra góc giữa 2 đường thẳng chính là góc nhọn giữa 2 vectơ chỉ phương của 2 đường thẳng đó.
Do đó
Vậy chọn đáp án D.
Bài 39 trang 82 SBT Toán 10 Tập 2: Khoảng cách từ điểm M(5; - 2) đến đường thẳng ∆: - 3x + 2y + 6 = 0 là:
A. 13;
B. ;
C. ;
D. 2.
Lời giải:
Áp dụng công thức ta có:
d(M, ∆)= =
Vậy chọn đáp án B.
Bài 40 trang 82 SBT Toán 10 Tập 2: Xét vị trí tương đối của mỗi cặp đường thẳng sau:
a) d1: 2x – 3y + 5 = 0 và d2: 2x + y – 1 = 0;
b) : và d4: x + 3y – 5 = 0;
c) : và : .
Lời giải:
a) Vectơ pháp tuyến của d1 là: =(2;-3)
Vectơ pháp tuyến của d2 là: =(2;1)
Ta có: suy ra hai vectơ và không cùng phương.
Do đó d1 và d2 cắt nhau.
b) Vectơ chỉ phương của d3 là: =(-3;1) nên vectơ pháp tuyến của d3 là: =(1;3).
Vectơ pháp tuyến của d4 là: =(1;3)
Ta có = nên và cùng phương hay d3 song song hoặc trùng d4.
Lấy điểm A(-1; 3) thuộc d3.
Thay tọa độ A(-1; 3) vào d4 ta có: - 1 + 3.3 – 5 = 3 = 0 (vô lí).
Suy ra A(-1; 3) không thuộc d4.
Vậy 2 đường thẳng trên song song.
c) Vectơ chỉ phương của d5 là =(-2;1)
Vectơ chỉ phương của d6 là =(2;-1)
Ta thấy nên 2 vectơ và cùng phương. Do đó hai đường thẳng d5 và d6 song song hoặc trùng nhau.
Lấy điểm M(2; -1) thuộc đường thẳng d5. Thay tọa độ điểm M vào phương trình tham số của d6 ta có:
t'=2
Suy ra M thuộc d6.
Vậy d5 trùng d6.
Bài 41 trang 82 SBT Toán 10 Tập 2: Tìm số đo góc giữa hai đường thẳng của mỗi cặp đường thẳng sau:
a) ∆1: 3x + y – 5 = 0 và ∆2: x + 2y – 3 = 0;
b) ∆3: và ; ∆4:
c) : -x+3y+2=0 và ∆6: .
Lời giải:
a) Vectơ pháp tuyến của là =(3;1)
Vectơ pháp tuyến của là =(1;2)
Góc giữa 2 đường thẳng là:
cos(,)= |cos(.)|=
Suy ra (,)=.
b) Vectơ chỉ phương của là =(;3)
Vectơ chỉ phương của là =(-;-1)
Góc giữa 2 đường thẳng là:
cos(,)= |cos(.)|=
Suy ra (,)=.
c) Vectơ pháp tuyến của là =(-;3)
Vectơ chỉ phương của là =(3;-) nên vectơ pháp tuyến của là =(;3).
Góc giữa 2 đường thẳng là:
cos(;)= |cos(,)|
=
Suy ra (;)=.
Bài 42 trang 82 SBT Toán 10 Tập 2: Tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng trong các trường hợp sau:
a) A(- 3; 1) và ∆1: 2x + y – 4 = 0;
b) B(1; - 3) và .
Lời giải:
a) Ta có: vectơ pháp tuyến của đường thẳng là =(2;1)
Suy ra d(A,)= .
b) có vectơ chỉ phương là =(3;-1) và đi qua điểm A(-3; 1).
Vectơ pháp tuyến của đường thẳng là: =(1;3).
Suy ra phương trình đường thẳng là: x + 3 + 3( y – 1) = 0 hay x + 3y = 0
d(B,)= .
Bài 43 trang 82 SBT Toán 10 Tập 2: Cho hai đường thẳng song song ∆1: ax + by + c = 0 và ∆2: ax + by + d = 0. Chứng minh rằng khoảng cách giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 bằng .
Lời giải:
Gọi M(x0;y0) thuộc ∆1 nên ax0+by0+c=0.
Khoảng cách giữa ∆1 đến ∆2 bằng khoảng cách từ M đến ∆2 bằng
d(M;∆2)=.
Vậy bài toán được chứng minh.
Bài 44 trang 82 SBT Toán 10 Tập 2: Cho hai đường thẳng ∆1: mx – 2y – 1 = 0 và ∆2: x – 2y + 3 = 0. Với giá trị nào của tham số m thì:
a) ∆1 // ∆2;
b) ∆1 ⊥ ∆2.
Lời giải:
Vectơ pháp tuyến của ∆1 là: =(m;-2);
Vectơ pháp tuyến của ∆2 là: =(1;-2).
a) ∆1 // ∆2 khi cùng phương với
hay m=1.
Thay m = 1 vào lần lượt hai đường thẳng ∆1 ta được: x – 2y – 1 = 0.
Lấy M(– 1; 1) thuộc ∆2, thay x = – 1 và y = 1 vào ∆1, ta được: – 1 – 2.1 – 1 = 0 (vô lí). Do đó M không thuộc ∆1.
Vậy m = 1 thỏa mãn để ∆1 // ∆2.
b) ∆1 vuông góc ∆2 khi vuông góc với hay .=0
⇔ m.1 + (-2).(-2) = 0 m = - 4.
Vậy với m= – 4 thì ∆1 vuông góc ∆2.
Bài 45 trang 82 SBT Toán 10 Tập 2: Cho ba điểm A(- 2; 2), B(4; 2), C(6; 4). Viết phương trình đường thẳng ∆ đi qua B đồng thời cách đều A và C?
Lời giải:
cách đều A và C khi và chỉ khi ∆ đi qua trung điểm của AC hoặc ∆ song song với AC.
TH1: ∆ là đi qua trung điểm của AC
Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên tọa độ điểm M là M(2; 3).
Vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ là: =(2;-1)
Suy ra vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ là: =(1;2)
Do đó phương trình đường thẳng ∆ là: x – 2 + 2(y – 3) = 0 ⇔ x + 2y – 8 = 0
TH2: ∆ song song với AC.
Vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ là: =(8;2) nên vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ là: =(1;-4)
Phương trình đường thẳng ∆ là: x – 4 – 4(y – 2) = 0 ⇔ x – 4y + 4 = 0.
Lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Bài 4: Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng Cánh diều hay khác: