Bình dùng đồng hồ đo thời gian để một vật rơi tự do (đơn vị: giây) từ vị trí A đến vị trí B
Bình dùng đồng hồ đo thời gian để một vật rơi tự do (đơn vị: giây) từ vị trí A đến vị trí B trong 10 lần cho kết quả như sau:
Sách bài tập Toán 10 Kết nối tri thức Bài 14: Các số đặc trưng đo độ phân tán
Bài 5.18 trang 81 sách bài tập Toán lớp 10 Tập 1: Bình dùng đồng hồ đo thời gian để một vật rơi tự do (đơn vị: giây) từ vị trí A đến vị trí B trong 10 lần cho kết quả như sau:
0,398 |
0,399 |
0,408 |
0,410 |
0,406 |
0,405 |
0,402 |
0,401 |
0,290 |
0,402. |
Bình nghĩ là giá trị 0,290 ở lần đo thứ 9 không chính xác. Hãy kiểm tra nghi ngờ của Bình.
Lời giải:
Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự không giảm ta được:
0,290 |
0,398 |
0,399 |
0,401 |
0,402 |
0,402 |
0,405 |
0,406 |
0,408 |
0,410. |
• Vì n = 10 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa (số liệu thứ 5 và thứ 6) của mẫu số liệu đã sắp xếp.
Do đó Q2 =
• Nửa dữ liệu bên trái Q2 là: 0,290; 0,398; 0,399; 0,401; 0,402.
Dãy này gồm 5 số liệu, n = 5 là số lẻ nên trung vị là giá trị chính giữa (số liệu thứ 3 của nửa dữ liệu bên trái Q2) nên Q1 = 0,399.
• Nửa dữ liệu bên phải Q2 là: 0,402; 0,405; 0,406; 0,408; 0,410.
Dãy này gồm 5 số liệu, n = 5 là số lẻ nên trung vị là giá trị chính giữa (số liệu thứ 3 của nửa dữ liệu bên phải Q2) nên Q3 = 0,406.
Khi đó khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu đã cho là:
Q = Q3 – Q1 = 0,406 – 0,399 = 0,007.
Ta có: Q1 – 1,5.Q = 0,399 – 1,5.0,007 = 0,3885.
Vì 0,290 < 0,3885 nên đây là giá trị bất thường.
Vậy giá trị 0,290 ở lần đo thứ 9 không chính xác.