Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối Tính xác suất của các biến cố sau
Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Bài 1 trang 85 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau.
A: “Xuất hiện mặt có 2 chấm”;
B: “Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 4”;
C: “Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 7”;
D: “Xuất hiện mặt có số chấm là ước của 60”.
Lời giải:
• Vì con xúc xắc cân đối nên khả năng xuất hiện các mặt của nó như nhau.
Do đó .
•Chỉ có mặt 4 chấm là số chia hết cho 4. Do đó.
•Vì không có mặt nào xuất hiện số chấm chia hết cho 7 nên C là biến cố không thể, do đó P(C) = 0.
•Vì số chấm của cả 6 mặt con xúc xắc (1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm) đều là ước của 60 nên D là biến cố chắc chắn, do đó P(D) = 1.
Vậy , , P(C) = 0 và P(D) = 1.