X

SBT Toán 9 Cánh diều

Môt người đứng chào cờ (ở vị trí A) cách cột cờ (ở vị trí C) với AC = 20 m


Môt người đứng chào cờ (ở vị trí A) cách cột cờ (ở vị trí C) với AC = 20 m. Người đó đặt mắt tại vị trí B cách mặt đất một khoảng là AB = 1,5 m. Người đó nhìn lên đỉnh cột cờ (ở vị trí E) theo phương BE tạo với phương nằm ngang BD một góc là (Hình 20). Tính chiều cao của cột cờ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét).

Giải SBT Toán 9 Bài 3: Ứng dụng của tỉ số lượng giác của góc nhọn - Cánh diều

Bài 20 trang 88 SBT Toán 9 Tập 1: Môt người đứng chào cờ (ở vị trí A) cách cột cờ (ở vị trí C) với AC = 20 m. Người đó đặt mắt tại vị trí B cách mặt đất một khoảng là AB = 1,5 m. Người đó nhìn lên đỉnh cột cờ (ở vị trí E) theo phương BE tạo với phương nằm ngang BD một góc là EBD^=32° (Hình 20). Tính chiều cao của cột cờ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét).

Môt người đứng chào cờ (ở vị trí A) cách cột cờ (ở vị trí C) với AC = 20 m

Lời giải:

Do BAC^=ACD^=CDB^=90° nên ABDC là hình chữ nhật.

Suy ra CD = AB = 1,5 m và BD = AC = 20 m.

Vì tam giác BDE vuông tại D nên DE=BDtanEBD^=20tan32°.

Khi đó: CE = CD + DE = 1,5 + 20.tan 32° ≈ 14 (m).

Vậy chiều cao của cột cờ khoảng 14 mét.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 3: Ứng dụng của tỉ số lượng giác của góc nhọn hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: