X

Trắc nghiệm Sinh 11 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Nhận định nào không đúng khi nói về dạng hệ tuần hoàn ở động vật?  

A. Cá có dạng hệ tuần hoàn đơn.

B. Ếch có dạng hệ tuần hoàn đơn.

C. Chim có dạng hệ tuần hoàn kép.

D. Thỏ có dạng hệ tuần hoàn kép.

Câu 2: Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở?

A. Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp.

B. Máu chảy liên tục trong mạch kín.

C. Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể.

D. Có ở đa số động vật thuộc ngành Chân khớp và một số loài Thân mềm.

Câu 3: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch có đặc điểm là

A. chảy dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

B. chảy dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.

C. chảy dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.

D. chảy dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

Câu 4: Thứ tự nào sau đây mô tả đúng đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ ở động vật có vú?

A. Tâm nhĩ trái → Động mạch phổi → Mao mạch phổi → Tĩnh mạch phổi → Tâm thất phải.

B. Tâm nhĩ trái → Tĩnh mạch phổi → Mao mạch phổi → Động mạch phổi → Tâm thất phải.

C. Tâm thất phải → Tĩnh mạch phổi → Mao mạch phổi → Động mạch phổi → Tâm nhĩ trái.

D. Tâm thất phải → Động mạch phổi → Mao mạch phổi → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái.

Câu 5: Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian pha thất co khoảng

A. 0,1 s.

B. 0,8 s.

C. 0,3 s.

D. 0,4 s.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về cấu tạo tim của người và thú?

A. Tim người và thú là một khối cơ rỗng được bao bọc bởi một xoang bao tim.

B. Tim có vách ngăn để chia tim làm hai nửa (nửa phải và nửa trái).

C. Giữa các tâm nhĩ, giữa các tâm thất, giữa tâm thất và động mạch có các van tim.

D. Mỗi nửa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới.

Câu 7: Loại van tim nào sau đây nằm ở giữa tâm thất trái và động mạch chủ?

A. Van hai lá.

B. Van ba lá.

C. Van động mạch chủ.

D. Van động mạch phổi.

Câu 8: Hệ dẫn truyền tim ở người có bao nhiêu thành phần sau đây? 

(1) Bó His. 

(2) Nút nhĩ thất. 

(3) Tâm nhĩ. 

(4) Mạng lưới Purkinje. 

(5) Nút xoang nhĩ.

(6) Tâm thất.

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về hệ dẫn truyền tim?

A. Hệ dẫn truyền tim gồm tâm nhĩ, tâm thất, bó His và mạng Purkinje.

B. Xung điện xuất phát và truyền đi theo trình tự: nút nhĩ thất, cơ tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, mạng Purkinje, bó His, cơ tâm thất.

C. Xung điện do nút nhĩ thất phát ra sau mỗi khoảng thời gian nhất định.

D. Nhờ hệ dẫn truyền tim mà tim co dãn được.

Câu 10: Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn nào?

A. Giai đoạn pha co tâm thất.

B. Giai đoạn pha co tâm nhĩ.

C. Giai đoạn pha giãn chung.

D. Giai đoạn pha giãn tâm nhĩ.

Câu 11: Phát biểu nào đúng khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch?

A. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

B. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch.

C. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ mạch.

D. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co.

Câu 12: Loại mạch nào dưới đây có cấu tạo gồm lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có các vi lỗ?

A. Động mạch.

B. Mao mạch.

C. Tĩnh mạch.

D. Tất cả các loại mạch trên.

Câu 13: Hoạt động tim mạch được điều hoà bởi trung khu điều hoà tim mạch ở

A. hành não.

B. tủy sống.

C. tuyến trên thận.

D. tuyến giáp.

Câu 14: Có bao nhiêu nội dung dưới đây là đúng khi nói về vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?

(1) Giảm tính đàn hồi và lưu lượng máu.

(2) Tăng nhịp tim nhằm đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cơ thể.

(3) Tăng thể tích buồng tim, do đó, giảm thể tích tâm thu và lưu lượng tim.

(4) Tăng kích thước tế bào cơ tim, tăng khối lượng cơ tim, thành tim phát triển dày lên.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 15: Tại sao thành tâm nhĩ mỏng lại hơn thành tâm thất?

A. Do tâm nhĩ co bóp tống máu vào tĩnh mạch, còn tâm thất có vai trò co bóp tống máu ra động mạch.

B. Do tâm nhĩ co bóp tống máu xuống tâm thất, còn tâm thất có vai trò co bóp tống máu ra tĩnh mạch.

C. Do tâm nhĩ co bóp tống máu vào động mạch, còn tâm thất có vai trò co bóp đẩy máu lên tâm nhĩ.

D. Do tâm nhĩ co bóp tống máu xuống tâm thất, còn tâm thất có vai trò co bóp tống máu ra động mạch.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: