Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật - Chân trời sáng tạo
Câu 1: Mẫu vật thường được sử dụng trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật là
A. các loại hạt đang nảy mầm.
B. các loại lá vàng hoặc đỏ.
C. các loại hoa có màu sắc sặc sỡ.
D. các loại quả còn xanh.
Câu 2: Hạt nảy mầm thường được sử dụng làm mẫu vật trong các thí nghiệm về hô hấp ở thực vật vì
A. hạt nảy mầm dễ bảo quản.
B. hạt nảy mầm có cường độ quang hợp mạnh.
C. hạt nảy mầm có cường độ hô hấp mạnh.
D. hạt nảy mầm dễ tiến hành các thao tác thí nghiệm.
Câu 3: Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2 dựa trên nguyên lí nào sau đây?
A. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.
B. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước tạo thành kết tủa.
C. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.
D. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước tạo thành kết tủa.
Câu 4: Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2, màu sắc ở hai cốc nước vôi trong có hiện tượng gì?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Chuyển thành màu đục, xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
C. Chuyển thành màu xanh tím, xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
D. Chuyển từ màu đục sang màu xanh tím.
Câu 5: Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2, việc rót nước từ từ vào bình chứa hạt có tác dụng
A. cung cấp nước cho hạt không bị khô.
B. đẩy không khí ra khỏi bình đi vào ống thuỷ tinh hình chữ U.
C. đẩy không khí đi ra khỏi phễu thủy tinh.
D. giúp cho việc quan sát hạt dễ dàng hơn.
Câu 6: Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt, nhiệt độ trong bình số 1 (bình chứa hạt đang nảy mầm) tăng lên theo thời gian do
A. hạt đã bị chết, nên tăng quá trình phân hủy và tỏa nhiệt.
B. bình hạt được đặt trong thùng xốp cách nhiệt có chứa mùn cưa.
C. hạt nảy mầm có quá trình quang hợp diễn ra mạnh, vì vậy nhiệt độ trong bình chứa hạt tăng dần lên.
D. hạt nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh, vì vậy nhiệt độ trong bình chứa hạt tăng dần lên.
Câu 7: Phát biểu nào không đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2?
A. Sau một thời gian, cốc nước vôi trong sẽ bị vẩn đục.
B. Trong bình chứa hạt nảy mầm, lượng CO2 giảm dần và lượng O2 tăng dần.
C. Cốc nước vôi trong xuất hiện váng đục, điều đó chứng minh hô hấp tạo ra khí carbon dioxide.
D. Trong bình chứa hạt nảy mầm, lượng CO2 tăng dần và lượng O2 giảm dần.
Câu 8: Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tiêu thụ O2, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào bình số 2 (hạt đã bị ngâm nước sôi) thì có hiện tượng gì xảy ra?
A. Ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn cháy.
B. Ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt.
C. Ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt sau đó cháy bùng lên.
D. Ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) cháy có màu tím.
Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tiêu thụ O2?
A. Sau 2 giờ đậy kín bình, nếu đưa que diêm còn tàn lửa vào bình số 1 (chứa hạt đang nảy mầm) thì que diêm vẫn tiếp tục cháy.
B. Có thể sử dụng dung dịch Ca(OH)2 để làm thuốc thử thay cho que diêm.
C. Khi sử dụng hạt khô để làm thí nghiệm thì sau 2 giờ đậy kín bình, nếu đưa que diêm còn tàn lửa vào bình thuỷ tinh thì que diêm sẽ tắt ngay lập tức.
D. Việc sử dụng nút cao su không khoan lỗ trong thí nghiệm này để ngăn không cho O2 đi vào trong bình chứa hạt nảy mầm.
Câu 10: Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, tại sao phải ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40oC trong khoảng 4 - 6 giờ?
A. Vì giúp hạt duy trì nhiệt độ ổn định nhằm hạn chế việc nảy mầm.
B. Vì nước ấm giúp hạn chế hoạt động của vi sinh vật làm hư hỏng hạt.
C. Vì giúp hạt hấp thụ đủ nước để hạn chế quá trình hô hấp.
D. Vì giúp hạt hấp thụ đủ nước và có nhiệt độ thuận lợi kích thích hạt nảy mầm.