Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp - Chân trời sáng tạo
Câu 1: Trong thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, sau khi giã nhuyễn lá, cần cho vào mẫu thí nghiệm hóa chất nào sau đây?
A. Nước cất.
B. Cồn 90 – 96o.
C. H2SO4.
D. Dung dịch KI.
Câu 2: Mẫu vật nào sau đây thường dùng để tách chiết carotenoid?
A. Lá rau ngót.
B. Củ cà rốt.
C. Hoa hồng trắng.
D. Củ khoai tây.
Câu 3: Trong thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, vì sao ở ống nghiệm đối chứng (ống chứa nước cất) có màu xanh rất nhạt?
A. Vì các sắc tố quang hợp có đặc điểm là tan trong nước.
B. Vì các sắc tố quang hợp có đặc điểm là ít tan trong nước.
C. Vì các sắc tố quang hợp có đặc điểm là không tan trong dung môi hữu cơ.
D. Vì trong lá cây có ít sắc tố quang hợp.
Câu 4: Trong thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, có thể thay thế cồn bằng hóa chất nào sau đây?
A. Nước cất.
B. Dung dịch Acetone.
C. Dung dịch xanh methylene và nước.
D. Dầu ăn.
Câu 5: Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, đun sôi cách thuỷ chiếc lá đã bỏ băng dính đen trong cồn có tác dụng
A. rửa sạch vết băng dính còn lại trên lá.
B. tiêu diệt vi khuẩn có hại trên lá.
C. loại bỏ gân lá, giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.
D. loại bỏ sắc tố của lá, giúp dễ quan sát thí nghiệm hơn.
Câu 6: Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, dung dịch KI có vai trò
A. nhận biết sự có mặt của tinh bột.
B. phân giải tinh bột thành CO2 và H2O.
C. phân giải diệp lục để dễ quan sát được tinh bột.
D. chuyển hoá các chất vô cơ thành tinh bột.
Câu 7: Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, vị trí bị bịt kín bằng băng dính
A. có màu xanh đen.
B. có màu xanh coban.
C. có màu đỏ tía.
D. không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.
Câu 8: Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, bước đầu tiên cần làm là
A. dùng băng giấy đen bọc kín một phần của hai mặt lá.
B. lấy chậu cây để vào chỗ tối từ 2 – 3 ngày.
C. cho lá vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thủy.
D. cho lá vào ống nghiệm chứa dung dịch KI.
Câu 9: Trong thí nghiệm chứng minh sự thải khí O2 trong quang hợp, hiện tượng gì đã xảy ra đối với que diêm sau khi đưa vào miệng ống nghiệm được đặt ngoài sáng?
A. Que diêm bị tắt.
B. Que diêm tắt sau đó cháy bừng lên.
C. Que diêm có hiện tượng sáng lên hoặc cháy nhẹ.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 10: Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp cần sử dụng iodine làm thuốc thử vì
A. dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu xanh tím đặc trưng.
B. dung dịch iodine chuyển hóa tinh bột thành đường đơn dễ quan sát.
C. dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu đỏ đặc trưng.
D. chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột.