Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) ngắn gọn - Soạn văn lớp 10
Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Cảnh khiến người buồn bởi
+ đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó
+ ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia
+ nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua
Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Đồng ý với ý kiến bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:
+ Chữ “sầu” là tất yếu, nó là kết quả diễn của quá trình quan sát, liên tưởng, tái tê trong lòng của con người
+ Lầu Hoàng Hạc là nơi gắn với những lần li biệt nổi tiếng, nên tâm trạng của tác giả nhuốm buồn
+ Cảnh vật, không gian, thời gian… cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ đều xuất hiện chữ sầu
+ Chữ sầu trong câu thơ cuối là sự lắng đọng lại cảm xúc
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
*Tiểu sử
- Thôi Hiệu (704-754).
- Quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
- Đỗ tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.
*Sự nghiệp sáng tác
- Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ.
- Các tác phẩm
+ Hành kinh Hoa Âm (Đi qua Hoa Âm)
+ Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc)
+ Trường Can hành kỳ 1
+ Trường Can hành kỳ 2
+ Trường Can hành kỳ 3
+ Trường Can hành kỳ 4
+ Vị Thành thiếu niên hành (bài Hành tuổi trẻ thành Vị)
+ Nhập Nhược Da khê (Vào suối Nhược Da)
+ Cổ ý (Ý xưa)
+ Mạnh Môn hành (Bài hành qua Mạnh Môn)
+ Nhạn Môn Hồ nhân ca (Bài ca của người Hồ ở Nhạn Môn)
C. Tìm hiểu tác phẩm Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)
- Lầu Hoàng Hạc
+ Hoàng Hạc lâu: tên một di tích văn hóa nổi tiếng ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng Hạc còn là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, nơi mà Lí Bạch đã có cảm hứng viết về cuộc chia tay với cố nhân.
+ Đây cũng là nơi truyền thuyết xưa nói rằng Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng tu luyện thành tiên cưỡi hạc vàng bay lên tiên.
- Hoàn cảnh ra đời: Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục: 2 phần
+ 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian.
+ 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.