Soạn bài Sông núi nước Nam ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Sông núi nước Nam ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Sông núi nước Nam ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Sông núi nước Nam

A. Soạn bài Sông núi nước Nam (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 64 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt:

- Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu bảy chữ.

- Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Câu 2 (trang 64 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.

- Nội dung tuyên ngôn Độc lập được thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam:

   + Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước là do trời định

   + Cảnh tỉnh kẻ thù xậm lược không được phép xâm phạm lãnh thổ đất nước

   + Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.

Câu 3 (trang 64 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Nội dung biểu ý được biểu hiện qua bố cục:

   + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước là do trời định

   + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Nhận xét: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4 (trang 64 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Ngoài biểu ý, “Sông núi nước Nam” còn có cả biểu cảm, đó là:

   + Niềm tự hào về chủ quyền của dân tộc

   + Tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đó.

- Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà thể hiện một cách kín đáo

Câu 5 (trang 64 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Qua các cụm từ: “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc.

Luyện Tập

Câu 1 (trang 65 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Không nói “Nam nhân cư (người Nam ở) mà nói “Nam đế cư” tại vì:

- Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

- Khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu để khẳng định đất nước có chủ quyền, có lãnh thổ, có bờ cõi riêng

Câu 2 (trang 65 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Học thuộc lòng bài thơ

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Chưa rõ là ai.

- Tương truyền của Lí Thường Kiệt. (1 danh tướng kiệt xuất thời Lí)

C. Tìm hiểu tác phẩm Sông núi nước Nam

a. Hoàn cảnh ra đời

- Tương truyền năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

b. Thể loại

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

+ viết bằng chữ Hán.

+ 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

+ câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 hiệp vần với nhau ở tiêng cuối (đế cư, thiên thư, bại hư)

c. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời khẳng định chủ quyền của đất nước.

- Phần 2 (hai câu còn lại): Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc.

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

- Giá trị nghệ thuật

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.

+ Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: