Soạn bài Từ hán việt ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Từ hán việt ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Từ hán việt ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Từ hán việt (ngắn nhất)
I. Hệ thống kiến thức
1. Cấu tạo từ Hán Việt
- Các yếu tố Hán Việt hầu hết được dùng để tạo từ ghép: nam quốc, sơn hà, giang sơn,.
- Một số từ Hán Việt vừa dùng để tạo từ ghép, vừa dùng được độc lập: hoa, quả, bút,...
2. Từ ghép Hán Việt
- Có 2 loại chính: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ:
+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: ái quốc, thủ môn,...
+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Thiên thư, thiên tử,...
II. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Giải thích nghĩa của các từ:
- Nam: nước Nam
- Quốc: quốc gia, đất nước
- Sơn: núi.
- Hà: sông
Tiếng “Nam” có thể dùng như một từ đơn, các tiếng còn lại không dùng được độc lập.
2. Tiếng “thiên” trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là năm.
Tiếng “thiên” trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển
III. Từ ghép Hán Việt
1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép đẳng lập.
2. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
3. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
IV. Luyện Tập
Câu 1 (trang 71 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
Các từ | Nghĩa của từ |
---|---|
Hoa quả, hương hoa | Là một loài thực vật, thường có hương thơm, màu sắc |
Hoa mĩ, hoa lệ | Đẹp |
Phi công, phi đội | Bay |
Phi pháp, phi nghĩa | Sai trái, không đúng |
Vương phi, cung phi | Vợ vua |
Tham vọng, tham lam | Ham muốn lớn |
Tham gia, tham chiến | Dự vào, góp phần vào |
Gia chủ, gia súc | Nhà |
Gia vị | Thêm vào |
Câu 2 (trang 71 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
- Quốc (nước): quốc gia, quốc thể, quốc ngữ
- Sơn (núi): sơn thủy, sơn cước, sơn tặc
- Cư (ở): chung cư, ngụ cư, định cư, di cư
- Bại (thua): Thất bại, thành bại, đại bại
Câu 3 (trang 71 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
a. Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
b. Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi
Câu 4 (trang 71 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
- 5 từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Gia sư, học viện, mĩ nhân, bạch mã, đại dương.
- 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: phóng đại, cách mạng, ái quốc, chỉ dẫn, nhập gia.
B. Kiến thức trọng tâm
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép: sơn, thủy, quốc, hải, …
- Có một số yếu tố có lúc dùng để tạo từ ghép nhưng cũng có lúc được dùng độc lập như một từ: hoa, quả, bút, bảng, học, tập, …
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
Ví dụ:
Thiên1 : trời (thiên duyên, thiên cơ)
Thiên2 : nghìn, nhiều (thiên lí, thiên nan)
Thiên3 : dời, chuyển (thiên đô, thiên chuyển)
2. Từ ghép Hán Việt
- Từ ghép Hán Việt :
+ Từ ghép đẳng lập: giang sơn, thiên địa, huynh đệ, phụ mẫu, …
+ Từ ghép chính phụ: ái quốc, thủ môn, quốc kì, thiên thư, …
- Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Giống từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
VD: ái quốc, thủ môn
+ Khác từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
VD: quốc kì, thiên thư