Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (ngắn nhất)
I. Hệ thống kiến thức
- Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người về thế giới xung quanh. Đó là những tình cảm đẹp đậm chất nhân văn
- Văn biểu cảm bao gồm: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút,...
- Biểu hiện trực tiếp qua tiếng kêu, lời than,..hoặc thể hiện qua biện pháp tự sự, miêu tả
II. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
- Cảm xúc thể hiện trong hai bài ca dao:
+ Bài 1: Nỗi cảm thương trước những thân phận nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội xưa
+ Bài 2: Niềm vui của người con gái trước tuổi xuân thì của mình. Cũng như sự lo lắng về thân phận của mình trong cuộc đời.
- Con người làm văn biểu cảm khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Thư gửi bạn bè sẽ bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì viết thư thể hiện nhu cầu tình cảm của con người.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
a. Nội dung của hai đoạn văn.
+ Đoạn 1: Thể hiện niềm thương nhớ bạn qua bức thư nhắc lại kỉ niệm
+ Đoạn 2: Sự xúc động của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya
Khác với tự sự và miêu tả, nội dung cả cả hai đoạn văn đều thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết
b. Em tán thành với ý kiến đó. Tại vì chỉ có những cảm xúc đậm chất nhân văn mới đem đến tình cảm chân thành và dễ đi vào lòng người.
c. Phương thức biểu cảm của đoạn 1 là trực tiếp, đoạn 2 là gián tiếp
II. Luyện Tập
Câu 1 (trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
- So sánh:
+ Giống: Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đường
+ Khác: Đoạn 1 là đoạn văn miêu tả về đặc điểm của hoa hải đường, đoạn 2 sử dụng yếu tố tưởng tượng cà biểu cảm để nói về vẻ đẹp của loài hoa này.
- Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì:
+ Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường
+ Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc.
Câu 2 (trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
- Nội dung biểu cảm trong hai bài Sông núi nước Nam:
+ Niềm tự hào về chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc
+ Ý chí, niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc
- Nội dung biểu cảm bài Phò giá về kinh:
+ Niềm tự hào về những chiến công vẻ vang của dân tộc
+ Khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước trong thời đại mới
Câu 3 (trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
Một số văn bản biểu cảm hay mà em biết.: Tôi đi học, mẹ tôi, bức thư của thủ lĩnh da đỏ, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Câu 4 (trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):
“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
(Lòng yêu nước , Ê-ren-bua )
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En ri cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
(Những tấm lòng cao cả- Et- môn- đô A- mi-xi)
B. Kiến thức trọng tâm
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
- Là rất lớn.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
- Còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại như văn học, thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…)
- Ngoài biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời van, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
VD: Những câu hát về tình cảm gia đình, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. Thể hiện tình yêu, sự đùm bọc giữa con người ruột thịt với nhau.