X

Soạn văn 11 Kết nối tri thức

Soạn bài (Nói và nghe trang 86) Tranh biện về một vấn đề trong đời sống - ngắn nhất Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống trang 86, 87, 88 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 86) Tranh biện về một vấn đề trong đời sống - ngắn nhất Kết nối tri thức

* Yêu cầu

- Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.

- Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình và phản bác quan điểm của phía đối lập.

- Thể hiện được sự tương tác tích cực trong nhóm để phát triển ý tương và luận điểm; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.

- Sử dụng giọng nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

1. Chuẩn bị tranh biện

Lựa chọn đề tài

- Cần chọn vấn đề mang tính thời sự, thiết thực với đời sống và có những quan điểm tiếp cận trái chiều, đáp ứng được sự quan tâm, chờ đợi của người tham gia.

Lập đội tham gia tranh biện

Mỗi cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội, thể hiện quan điểm trái ngược nhau. Ngoài ra, cần có người điều hành và khán giả theo dõi, đánh giá.

Nghiên cứu vấn đề đã lựa chọn và chuẩn bị ý kiến tranh biện

- Tìm hiểu kĩ vấn đề để nhận ra nguyên nhân dẫn đến những quan điểm khác biệt.

- Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác, suy đoán những quan điểm khác biệt.

- Hình dung nhiệm vụ của các đội trong tranh biện, trình bày thuyết phục các lí lẽ, bằng chứng của đội mình và trả lời những câu hỏi chất vấn, phản biện sắc bén.

Tìm hiểu quy tắc tranh biện

- Bám sát vấn đề tranh biện.

- Thực hiện yêu cầu của người điều hành.

- Đảm bảo thời gian thời gian quy định cho mỗi lượt phát biểu.

- Không ngắt lời phía đối lập, không chỉ trích cá nhân, không sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, không ngụy tạo bằng chứng...

2. Thực hành tranh biện

- Người điều hành nêu vấn đề, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện.

- Các đội tham gia tranh biện theo tiến trình.

- Người điều hành tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề cần tranh biện của phía tán thành và phía phản đối; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các nhóm tranh biện; nêu ý nghĩa của cuộc tranh biện; cảm ơn các nhóm tham gia tranh biện và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn.

* Bài tranh biện tham khảo:

Đề tài: Thảo luận về vấn đề du học

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em xin nói đến một chủ đề đang là mối quan tâm lớn của tất cả chúng ta, đó là về việc du học. Hiện nay nhiều người có quan điểm rằng du học sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn. Họ nghĩ rằng các trường ở các nước phát triển thường có chất lượng giáo dục cao hơn các trường ở các nước đang phát triển. Điều này là do các trường đại học và cao đẳng ở các nước phát triển thường có đội ngũ giảng viên giỏi, cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo tiên tiến.

Vậy du học là gì? Du học là việc đi học ở một quốc gia khác ngoài quốc gia mà mình đang sống. Đây là một lựa chọn phổ biến của nhiều học sinh, sinh viên trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có nhiều lý do khiến du học trở nên hấp dẫn, trong đó có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn.

Thực tế đã có rất nhiều bạn trang bị cho bản thân thêm thật nhiều kiến thức hay đạt được những thành công nhất định từ việc đi du học. Đi du học mang lại cho chúng ta khá nhiều lợi ích:

Đầu tiên phải nói đến việc có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Các trường học ở các nước phát triển thường có chương trình đào tạo tiên tiến, luôn được cập nhật với những xu hướng mới nhất của thế giới. Thứ hai, việc đi du học còn giúp các bạn có khả năng phát triển một cách toàn diện. Du học sinh có cơ hội trải nghiệm một nền văn hóa mới, được học hỏi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời phát triển khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề của bản thân. Một điều rất quan trọng nữa chính là cơ hội việc làm rộng mở. Bằng cấp của các trường đại học và cao đẳng danh tiếng ở nước ngoài thường được các nhà tuyển dụng ở nhiều quốc gia công nhận.

Theo em, du học sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt, nhưng chỉ trong một mức độ nhất định. Chất lượng giáo dục ở các nước phát triển thường cao hơn các nước đang phát triển, nhưng điều đó không có đồng nghĩa với việc học sinh sẽ chắc chắn thành công khi du học. Việc đi du học cũng có khá nhiều khó khăn và rủi ro như: Chi phí để đi du học cao, du học sinh thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc hòa nhập với ngôn ngữ mới, môi trường mới, văn hóa mới. Không chỉ vậy, các bạn học sinh du học còn phải đối mặt với những rủi ro về an toàn như trộm cắp, bạo lực, ...

Để thành công khi du học, học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm cả về kiến thức, kỹ năng và tài chính. Trước hết, học sinh cần có nền tảng kiến thức vững chắc để đáp ứng yêu cầu của chương trình học. Bên cạnh đó, việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập và sinh hoạt ở nước ngoài, chẳng hạn như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, ... cũng vô cùng cần thiết. Và một điều đáng bận tâm nữa chính là cần có kế hoạch tài chính chi tiết để đảm bảo đủ chi phí cho việc du học.

Không thể phủ nhận rằng việc được đi du học mang đến rất nhiều lợi ích cho các bạn học sinh. Du học là một lựa chọn tốt cho những học sinh có mong muốn tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Tuy nhiên, để du học thành công học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày của em về vấn đề du học. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày của em được hoàn thiện hơn.

3. Đánh giá, rút kinh nghiệm

Để đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức tranh biện, cần dựa trên các khía cạnh cụ thể:

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Khẳng định rõ ràng quan điểm tán thành hay phản đối.

 

 

2

Trình bày được các luận điểm chính, nêu được lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình.

 

 

3

Có khả năng phối hợp nhóm để duy trì tiến trình tranh biện và phát triển ý tưởng.

 

 

4

Có khả năng xử lí tình huống, ứng phó với các ý kiến phản biện của phía đối lập.

 

 

5

Lắng nghe người khác với thái độ tôn trọng.

 

 

6

Sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng; thay đổi ngữ điệu, sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt, phù hợp.

 

 

7

Tuân thủ thời gian quy định đối với từng lượt phát biểu.

 

 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: