Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Ngắn nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
* Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ:
- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận, ... của người viết về cuộc sống.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Nắng hồng (Bảo Ngọc)
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật:
- Hình ảnh: Cây khoác tấm áo nâu, Mặt trời bỏ trốn, Áo trời thì xám ngắt, Mưa phùn giăng đầy ngõ, Lối quê gió lạnh đầy, Màn sương ôm dáng mẹ, Chiếc áo choàng màu đỏ,…
- Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng vì:
- Nhân hóa giúp cho các sự vật trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết, dễ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ.
- So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn, giúp cho người có thêm cái nhìn mới mẻ hơn về sự việc.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Hai khổ thơ cuối đã đáp ứng được yêu cầu trên.
- Lý giải: Ở hai khổ thơ cuối tác giả đã sử dụng hình ảnh thể hiện sự liên tưởng bất ngờ, thú vị. Màn sương biết ôm lấy dáng mẹ, chiếc áo choàng màu đỏ mẹ mặc lại giống như một đốm nắng đang trôi giữa không gian, mẹ bước chân về nhà thì giọt nắng hồng lại hiện lên trong nụ cười của mẹ. Những câu thơ ngoài hình ảnh độc đáo, liên tưởng thú vị còn là tình cảm yêu thương chân thành của tác giả dành cho mẹ của mình.
Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng vần lưng (giấu - sâu, dáng - đang…) và vần chân (đâu - nâu, lửa - đưa…)
Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Từ cách viết của tác giả trong bài thơ, em học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là:
- Nhan đề bài thơ phải phù hợp với nội dung.
- Thơ sử dụng chủ yếu vần chân hoặc vần lưng.
- Cách ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ.
- Ngoài hình ảnh độc đáo, tinh tế còn phải thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống xunh quanh, biểu lộ được tình cảm mình muốn gửi gắm trong bài thơ.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trường em cạnh dòng sông
Có đồng xanh bát ngát
Và cây đa xanh mát
Cho chúng em nô đùa
Trường em lợp ngói đỏ
Và tường quét vôi vàng
Xung quanh bờ dậu cao
Trường tiểu học làng quê
Mỗi ngày em đi học
Trên con đê đầu làng
Em nhìn thấy xa xa..
Dáng ngôi trường thân yêu
Như dáng của mẹ hiền
Thời gian đã bao năm
Nơi quê người xuôi ngược
Lòng em mãi ko quên
Tiếng trống trường tan học.
(Sưu tầm)