X

Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 55 Tập 1 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 55 Tập 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 55 Tập 1

* Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học 

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học, có đặc điểm như sau:

- Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề,...

- Trình bày những lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận. Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm. Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,... từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

* Mục đích và nội dung chính của văn bản nghị luận

Mỗi văn bản viết ra đều nhằm mục đích nhất định. Mục đích của văn bản nghị luận là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề đời sống hoặc văn học.

Mục đích viết được thể hiện qua nội dung chính của văn bản. Nội dung chính của văn bản nghị luận là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc. Để xác định nội dung chính của văn bản nghị luận, ta có thể căn cứ vào nhan đề văn bản; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nếu trong văn bản. 

* Ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận

          Trong văn bản nghị luận, bên cạnh ý kiến lớn, còn những ý kiến nhỏ nêu ra để bổ trợ cho ý kiến lớn. Mỗi quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận được thể hiện qua sơ đồ sau: 

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 55 Tập 1 | Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Với một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, ý kiến lớn thể hiện quan điểm về tác phẩm cần phân tích, ý kiến nhỏ thể hiện quan điểm về các yếu tố trong tác phẩm, góp phần làm sáng tỏ ý kiến lớn.

* Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt: 

- Quốc: nước

- Gia1: nhà; Gia2: tăng thêm

- Biến: (1) thay đổi; (2) biến cố, tai họa

- Hội: họp lại, tụ lại, hợp lại

- Hưu: có

- Hóa: biến đổi

Các yếu tố Hán Việt thông dụng này có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt. Ví dụ:

- Quốc biến (quốc: nước; biến: biến cố, tai họa): tai họa, biến cố xảy ra trong nước.

- Gia biến (gia: nhà; biến: biến cố, tai họa): tai họa, biến cố xảy ra trong gia đình.

- Biến hóa (biến: thay đổi; hóa: biến đổi): biến đổi thành thứ khác.

- Quốc gia (quốc: nước; gia: nhà): nước, nước nhà.

- Quốc hội (quốc: nước; hội: họp lại): cơ quan lập pháp tối cao của một nước, do nhân dân trong nước bầu ra. 

Bên cạnh các từ Hán Việt có một nghĩa duy nhất như quốc gia, quốc biến, gia biến, còn có các từ Hán Việt có hai hay nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạn từ biến sắc (biến: thay đổi; sắc: màu) có hai nghĩa là: (1) thay đổi màu sắc (ví dụ: Con tắc kè hoa có khả năng biến sắc theo cảnh vật), (2) đổi sắc mặt đột ngột ( ví dụ: Mặt nó biến sắc).

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: