X

Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 41 Tập 1 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 41 Tập 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 41 Tập 1

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn:

a. Thể hiện sự lắng đọng của cảm xúc.

b. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.

c. Làm giãn nhịp điệu cho câu văn.

d. Thể hiện lời nói còn bỏ dở.

đ. Biểu thị sự kéo dài của âm thanh gà gáy.

e. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ:

a. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng của Chiên con khi bị sói hung hăng nạt nộ.

b. Thể hiện cho lời nói bỏ dở của Sói khi đổ tội cho Chiên con vì chưa tìm thêm được lý do cho phù hợp hơn.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :


a1

a2

b1

b2

Điểm tương đồng

Đều chỉ tính cách kiêu ngạo, huênh hoang, coi trời bằng cái vung của chú ếch

Nói về sự thật hiển nhiên của bầu trời

Sự khác biệt

Lời trần thuật gợi cảm giác liền mạch khi đọc, không gây ấn tượng, bất ngờ.

Dấu chấm lửng khiến nhịp điệu câu văn được giãn ra để chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung châm biếm về sự ảo tưởng của con ếch.

Lời trần thuật gợi cảm giác liền mạch khi đọc, không gây ấn tượng, bất ngờ.

Dấu chấm lửng khiến nhịp điệu câu văn được giãn ra tạo nên sự bất ngờ cho người đọc về một sự thật hiển nhiên “bầu trời vẫn là bầu trời”.

=> Em thích cách diễn đạt a2 và b2 hơn vì sự xuất hiện của dấu chấm lửng tạo ra nhịp điệu cho câu văn, gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc về sự xuất hiện nội dung phía sau.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Công dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn văn:

a. 

- Dấu chấm lửng đầu tiên: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

- Dấu chấm lửng thử hai: Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở.

b. Cả hai dấu chấm lửng đều dùng để biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Tác dụng của các dấu chấm lửng:

a. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

b. 

- Dấu chấm lửng thứ nhất: “cực...cực” Mô phỏng âm thanh được kéo dài ra, ngắt quãng của con gà trống.

- Dấu chấm lửng thứ 2: “mặc, mặc,...”: Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng của con vịt.

- Dấu chấm lửng thứ 3: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Bảng so sánh:


Bài tập 4

Bài tập 5

Giống nhau

Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt

Khác nhau

- Lời trích dẫn bị lược bớt chỉ là một từ hoặc một câu văn.

- Dấu chấm lửng ở trên cùng một dòng với câu văn.

- Lời trích dẫn bị lược bớt ở đây là cả một đoạn văn.

- Dấu chấm lửng được tách thành hẳn một dòng riêng.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: