Soạn bài Nhớ đồng - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Nhớ đồng ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Nhớ đồng - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Trả lời:
Vùng đất miền Tây đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp của miền sông nước và sự hiếu khách nhiệt tình của con người nơi đây.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Cảm xúc của tác giả ở khổ này là nỗi nhớ thương, dựa vào điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 4 lần.
2. Suy luận: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của tác giả đối với mảnh đất và con người nơi đây.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của tác giả. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
- Thể thơ 7 chữ
- Trong khổ thơ thứ 2 tác giả sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 cùng cách gieo vần “ui”: mùi – vui-bùi.
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.
Trả lời:
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
- Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh/ Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
= > Lặp đi lặp lại 2 lần, có tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ.
- Điệp từ “đâu”
= > Lặp đi lặp lại 11 lần, có tác dụng: nhấn mạnh nỗi niềm trăn trở diễn tả tình cảm sâu nặng và nỗi nhớ thương đau đáu, khắc khoải của tác giả với quê hương. Đồng thời, khắc họa nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
- Nhận xét: cách sắp xếp các phần trong bố cục giúp bộc lộ tâm trạng của tác giả rõ nét, đi từ những nỗi nhớ về cuộc sống bên người, nhớ về bản thân khi chưa bị giam cầm và rồi kết thúc ở hiện tại để thấy sự đối nghịch giữa quá khứ và hiện tại.
- Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ: Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ đồng quê tha thiết nhằm thể hiện khao khát tự do của nhân vật trữ tình.
- Căn cứ vào tiếng hò trong bài thơ để xác định, tiếng hò được lặp lại nhiều lần.
Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Trả lời:
- Chủ đề bài thơ: lẽ sống, lí tưởng cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
- Hình thức nghệ thuật: điệp ngữ, điệp cấu trúc.
Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Trả lời:
Thông điệp: cần bày tỏ sự biết ơn đối với những bậc cha anh anh dũng, đã hi sinh để đánh đổi cho chúng ta có được một cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Đồng thời, phải biết yêu thương, trân trọng những gì đang có và bảo vệ cuộc sống tươi đẹp.
Câu 7 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Trả lời:
- Bức tranh về thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng:
- Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên và con người nói đây, giúp người đọc dễ dàng hình dung, tiếp cận đến nội dung của bài thơ gửi gắm.