Bố cục Đại cáo bình Ngô chính xác nhất - Cánh diều


Với bố cục bài Đại cáo bình Ngô Ngữ văn lớp 10 chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Đại cáo bình Ngô từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

Bố cục văn bản Đại cáo bình Ngô - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

- Phần 1: "Từ đầu... đến Chứng cớ còn ghi": Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.

- Phần 2: Từ "Vừa rồi... đến Ai bảo thần nhân chịu được?": Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.

- Phần 3: Từ "Ta đây... đến Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều": Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.

- Phần 4: Từ Trọn hay... Cũng là chưa thấy xưa nay: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.

- Phần 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình. 

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô

Tác phẩm nói về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm xuất sắc và các giải thưởng đạt được của tác giả Nguyễn Trãi. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Nội dung chính Đại cáo bình Ngô

Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Tác giả - tác phẩm: Đại cáo bình Ngô

I. Tác giả văn bản Đại cáo bình Ngô

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) 

Đại cáo bình Ngô | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương 

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...

II. Tìm hiểu tác phẩm Đại cáo bình Ngô

1. Thể loại: Cáo

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:  Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

Đại cáo bình Ngô | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt : Văn biền ngẫu 

4. Bố cục: 

- Đoạn 1: "Từ đầu... đến Chứng cớ còn ghi": Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.

- Đoạn 2: Từ "Vừa rồi... đến Ai bảo thần nhân chịu được?": Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.

- Đoạn 3: Từ "Ta đây... đến Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều": Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.

- Đoạn 4: Từ Trọn hay... Cũng là chưa thấy xưa nay: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.

- Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.

5. Tóm tắt:

Văn bản là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

6. Giá trị nội dung: 

- Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh

 - Ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Nghệ thuật chính luận hùng hồn

- Cảm hứng trữ tình sâu sắc

Để học tốt bài học Đại cáo bình Ngô lớp 10 hay khác:

Xem thêm bố cục các văn bản Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chính xác nhất hay khác: