Đại cáo bình Ngô - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều
Với tác giả, tác phẩm Đại cáo bình Ngô Ngữ văn lớp 10 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Đại cáo bình Ngô gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, ....
Tác giả - tác phẩm: Đại cáo bình Ngô - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Đại cáo bình Ngô
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương
- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...
II. Tìm hiểu tác phẩm Đại cáo bình Ngô
1. Thể loại: Cáo
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.
3. Phương thức biểu đạt : Văn biền ngẫu
4. Bố cục:
- Đoạn 1: "Từ đầu... đến Chứng cớ còn ghi": Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.
- Đoạn 2: Từ "Vừa rồi... đến Ai bảo thần nhân chịu được?": Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.
- Đoạn 3: Từ "Ta đây... đến Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều": Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.
- Đoạn 4: Từ Trọn hay... Cũng là chưa thấy xưa nay: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
- Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.
5. Tóm tắt:
Văn bản là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.
6. Giá trị nội dung:
- Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh
- Ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật chính luận hùng hồn
- Cảm hứng trữ tình sâu sắc
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đại cáo bình Ngô
1. Nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi:
- Bài cáo mở đầu bằng nguyên lí chính nghĩa dựa trên nền tảng là tư tưởng thần dân mà Nguyễn Trãi rất coi trọng
+ Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên nền tảng tình thương và đạo lí.
=> Theo Nguyễn Trãi, trước hết muốn yên dân thì phải lo trừ bạo để cho dân được sống thanh bình, hạnh phúc. Cứu nước tức cứu dân bởi nước với dân là một.
+ Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với sự nghiệp chống xâm lược. Phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc là phi nghĩa. Chiến đấu chống xâm lược là phù hợp với đạo lí nhân nghĩa.
- Bằng giọng văn hào hùng, Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng tự hào, tự tôn về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta.
+ Chứng minh cho đạo lí nhân nghĩa bằng chính những thất bại thảm hại của Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã Nhi (các tướng giặc).
+ Khẳng định chiến thắng luôn đứng về phía những người đấu tranh bảo vệ chính nghĩa.
2. Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh
- Tác giả vạch trần âm mưu xâm lược, sau đó lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng là đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh.
- Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước đã có từ lâu, vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ", để "mượn gió bẻ măng" cướp đất nước ta của chúng.
=> Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá thâm độc mà tố cáo chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của giặc Minh
- Tội ác chất chồng của giặc Minh và khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đúc kết
=> Câu văn đầy tính hình tượng khắc hoạ và nhấn mạnh tội ác của quân thù; đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả.
3. Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn vả những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp
- Hình tượng lãnh tụ Lê Lợi chủ yếu được khắc hoạ trong những ngày đấu dấy nghiệp đầy gian khổ
=> Hòa hợp giữa con người bình thường và thủ lĩnh nghĩa quân, ông xứng đáng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Lê Lợi thể hiện rất rõ vai trò của một bậc minh chủ..
+ Lê Lợi tự tin, tự nguyện đặt vận mệnh của quốc gia, dân tộc lên vai mình.
+ Nhiệt huyết cứu nước đã trở thành hoài bão cao đẹp của ông.
4. Nguyên nhân dẫn tới thành công của sự nghiệp cứu nước
- Nghĩa quân có sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, của ý thức dân tộc, của mục đích chiến đấu là nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân
- Yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là tài trí mưu lược, phẩm chất anh hùng của chủ tướng Lê Lợi.
5. Quá trình kháng chiến gian khổ và thắng lợi vẻ vang
- Nguyễn Trãi đã vẽ nên toàn cảnh về những ngày tháng cả dân tộc Đại Việt sống trong không khí chiến đấu sôi sục, khẩn trương.
=> Qua đó khẳng định tính chất chính nghĩa và truyền thống nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc tới âm thanh, nhịp điệu đều mang đậm tính chất anh hùng ca.
+ Độ dài ngắn khác nhau của các câu văn và hàng loạt hình ảnh so sánh được tác giả vận dụng rất linh hoạt nhằm đặc tả khí thế tấn công như vũ bão của quân ta.
+ Thất bại không thể tránh khỏi của giặc cũng được tác giả khắc hoạ tài tình bằng thủ pháp liệt kê chính xác.
=> Truyền thống nhân nghĩa và tư tưởng hoà bình của dân tộc Đại Việt được thể hiện rất rõ trong đoạn này. Giặc đại bại, thể lòng trời ta mở đường hiểu sinh, cấp thuyền, cấp ngựa cho chúng về nước.
6. Ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến và lời tuyên bố hoà bình
- Chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt đã được lập lại, một thời kì mới của lịch sử đã được mở ra.
- Niềm vui to lớn này là kết quả tất yếu của bao nhiêu gian khổ, hi sinh xương máu, của bao nhiêu chiến thắng của quân dân Đại Việt:
- Nguyễn Trãi cũng đã thể hiện quyết tâm xây dựng nền thái bình muôn thuở của nhân dân Đại Việt.
Học tốt bài Đại cáo bình Ngô
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Đại cáo bình Ngô Ngữ văn lớp 10 hay khác: