Nội dung chính bài Người ở bến sông Châu hay nhất - Cánh diều


Với nội dung chính bài Người ở bến sông Châu Ngữ văn lớp 10 hay nhất bộ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm được nội dung của tác phẩm Người ở bến sông Châu.

Nội dung chính bài Người ở bến sông Châu - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Câu chuyện kể về dì Mây tốt bụng, mạnh mẽ và đầy bản lĩnh. Mặc dù trong cuộc đời gặp biết bao biến cố, khó khăn, thiệt thòi, nhưng dì vẫn mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn.

Bố cục Người ở bến sông Châu

- Phần 1: Từ đầu đến “dì ngồi như tượng”: Chú San đi lấy vợ, dì Mây trở về xóm Trại

- Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”: Cuộc sống giản dị của dì Mây ở xóm Trại

- Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”: Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn

- Phần 4: Còn lại: Phẩm chất cao đẹp của dì Mây 

Tóm tắt Người ở bến sông Châu

Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba.

Tóm tắt Người ở bến sông Châu hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Tác giả - tác phẩm: Người ở bến sông Châu

I. Tác giả văn bản Người ở bến sông Châu

- Tên tuổi: Sương Minh Nguyệt tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958.

Người ở bến sông Châu | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

- Quê quán: Ninh Bình

- Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng

- Tác phẩm chính: Người về bến sông Châu, Nỗi đau dòng họ, Nơi hoang dã đồng vọng, Dị hương

II. Tìm hiểu tác phẩm Người ở bến sông Châu

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:  Trích trong tập truyện ngắn cùng tên

Người ở bến sông Châu | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự 

4. Người kể chuyện: ngôi thứ 3

5. Tóm tắt: Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba

6. Bố cục: 

Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ

Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó 

7. Giá trị nội dung: 

- Thể hiện những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh

- Bài học cho con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.

- Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.

Để học tốt bài học Người ở bến sông Châu lớp 10 hay khác:

Xem thêm nội dung chính các tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều hay nhất khác: