Top 15 Tóm tắt Người ở bến sông Châu (hay, ngắn nhất) - Cánh diều
Với tóm tắt Người ở bến sông Châu Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Người ở bến sông Châu lớp 10.
Tóm tắt Người ở bến sông Châu - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều
Tóm tắt tác phẩm Người ở bến sông Châu - mẫu 1
Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba.
Tóm tắt tác phẩm Người ở bến sông Châu - mẫu 2
Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ, lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp nhau, chú San nhận hết lỗi về mình và mong muốn cả hai người sẽ làm lại nhưng dì Mây không đồng ý. Sáng hôm sau, tin dì Mây về loang đi khắp xóm Trại, mọi người đến nhà an ủi, động viên, dì cũng chỉ ngượng ngùng tiếp khách. Khách vãn, dì và Mai ra bến sông Châu. Những kí ức trước đây chưa bao giờ phai nhòa trong dì và tâm trạng cứ thế trầm lặng theo. Vào đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây là người đã đỡ đẻ cho cô ấy. Dì Mây đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba chết. Tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu.
Để học tốt bài học Người ở bến sông Châu lớp 10 hay khác:
Tác giả - tác phẩm: Người ở bến sông Châu
I. Tác giả văn bản Người ở bến sông Châu
- Tên tuổi: Sương Minh Nguyệt tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958.
- Quê quán: Ninh Bình
- Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng
- Tác phẩm chính: Người về bến sông Châu, Nỗi đau dòng họ, Nơi hoang dã đồng vọng, Dị hương
II. Tìm hiểu tác phẩm Người ở bến sông Châu
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích trong tập truyện ngắn cùng tên
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: ngôi thứ 3
5. Tóm tắt: Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba
6. Bố cục:
Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ
Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó
7. Giá trị nội dung:
- Thể hiện những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh
- Bài học cho con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn
8. Giá trị nghệ thuật:
- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
- Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.