X

Soạn văn lớp 10 Cánh diều

Soạn bài Ra-ma buộc tội (trang 28, 32) - Cánh diều


Với soạn bài Ra-ma buộc tội trang 28, 29, 30, 31, 32 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

Soạn bài Ra-ma buộc tội (trang 28, 32) - Cánh diều

Soạn bài: Ra-ma buộc tội - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)

1. Chuẩn bị

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

Văn bản “Ra-ma buộc tội” nói về hoàng tử Ra-ma sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu Xi-ta, nhưng vì danh dự và lòng ghen tuông, Ra-ma đã nghi ngờ sự trong sạch của Xita và tuyên bố ruồng bỏ nàng. Xi-ta đã nhảy vào giàn hỏa như một cách để bảo vệ danh dự của mình.

Soạn bài Ra-ma buộc tội | Hay nhất Soạn văn 10 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hình dung về bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau. 

Trả lời:

- Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau sau khi chiến thắng, trước sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra-ma (Lắc-ma-na, Xu-gri-va, Ha-nu-man, Vi-phi-sa-na), quân đội khỉ, quan quân, dân chúng của vương quốc quỷ.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Lời nói và tình cảm của Ra-ma có gì mâu thuẫn? 

Trả lời:

- Với Ra-ma, lúc này chàng không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đường quân vương. Với tư cách ấy, chàng ở trong một hoàn cảnh vô cùng khó xử: vừa yêu thương xót xa cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng: "Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...".

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tâm trạng của Xi-ta như thế nào? 

Trả lời:

- Nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma, Gia-na-ki đau đớn đến nghẹt thở, “như một cây dây leo bị vòi voi quật nát”. Nàng xấu hổ cho số kiếp của nàng, muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình, nước mắt nàng đổ ra như suối.

Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Thái độ của Xi-ta khi bước lên giàn lửa có gì đặc biệt? 

Trả lời:

- Sau khi cúi lạy chư thần, đấng Bra-ma và thần lửa A-nhi làm chứng phù hộ cho sự trong trắng của mình, Xi-ta lượn quanh giàn thiêu rồi dũng cảm bước vào dàn lửa không hề nao núng. Nàng sẵn sang từ bỏ tấm thân mình cho ngọn lửa để chứng minh sự trong sạch của bản thân.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?

Trả lời:

- Văn bản Ra-ma buộc tội kể về câu chuyện tại vương quốc Kô-sa-la, có hoàng tử Ra-ma lên ngôi vì tài, đức vua cha Da-xa-ra-tha định nhường ngôi nhưng vì lời hứa với người vợ thứ nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi cho Bha-ra-ta con của Ka-kê-i. Ra-ma cùng vợ Xi-ta và em trai Lắc-ma-na sống ẩn dật trong rừng. Qủy vương Ra-va-na lập kế cướp Xi-ta về làm vợ, nhưng bị nàng kịch liệt chống cự. Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta, chàng nổi cơn ghen dữ dội. Dù thấy đôi mắt đẫm lệ của Xi-ta, lòng Ra-ma như dao cắt nhưng sợ tai tiếng nên chàng vẫn buông những lời xúc phạm nàng. Xi-ta đau đớn như cây dây leo bị vòi voi quật nát. Nàng lấy tư cách của mình ra thề, rồi giải thích, thanh minh trong tiếng nức nở nghẹn ngào nhưng không lay chuyển được Ra-ma. Cuối cùng, nàng đành chứng minh phẩm hạnh, lòng thuỷ chung của mình trước mọi người bằng cách dũng cảm bước lên giàn lửa. Tất thảy mọi người, kể cả loài Rắc-sa-xa và Va-na-ra cùng bật lên tiếng khóc vang trời trước cảnh tượng đau đớn đó.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?

Trả lời:

- Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội ở chi tiết: 

+ Ra-ma vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách xã hội, chàng vừa yêu thương lại xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng. “Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...”. Thực chất những lời chàng nói không hoàn toàn chân thực, không phải những lời sâu kín trong lòng.

+ Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì việc chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để cứu Xi-ta là vì danh dự của chàng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ chàng. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta’’. Ra-ma cũng thẳng thừng bảo với Xi-ta rằng : “Chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù’’.

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

Trả lời:

- Theo em, người Ấn Độ cổ đại quan niệm rằng anh hùng lí tưởng là mẫu người có tự trọng cao, lựa chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Người anh hùng trong chấp niệm to lớn của người Ấn Độ cổ đại còn phải có lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật với long trung thành tuyệt đối với bổn phận của mình. Song song với điều đó, mẫu người phụ nữ lí tưởng được thể hiện rõ nét qua tính cách của nhân vật Xi-ta, một con người có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá trong sạch, đức hạnh và chung thủy. Quan niệm đó có phần phù hợp về tam quan trong triết lí sống giữa người với người ngày nay, tuy nhiên cũng có phần cổ hủ, áp đặt và gò ép thân phận người phụ nữ.

Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại.

Trả lời:

- Qua đoạn trích ta hiểu một vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ: “Ra-ma buộc tội” đặt nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ dữ giành lại người vợ yêu quí nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng, xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.

- Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo … Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

Tham khảo soạn bài Ra-ma buộc tội (Kết nối tri thức):

Bài giảng: Ra-ma buộc tội - Cánh diều - Cô Hoàng Hồng (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: