Top 10 Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận (siêu hay)
Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 10 đoạn văn Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận (mẫu 1)
- Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận (mẫu 2)
- Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận (mẫu 3)
- Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận (mẫu 4)
- Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận (mẫu 5)
Top 20 Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận
Đề bài: Tưởng tượng một “người đi xa" trong bài thơ đã “nhớ lối trở về" quê hương vào “mùa hoa mận". Những cảm xúc, tình cảm nào đang diễn ra trong tâm hồn của người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy.
Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận - mẫu 1
Khi người ra đi đã nhớ được lối trở về quê hương vào mùa hoa mận, tâm trạng chắc chắn diễn ra đó là sự xao xuyến, bồi hồi, xen lẫn những rộn ràng. Sau chuyến đi xa của mình, người trở về đã được trở về với quê hương để ngắm nhìn những cánh hoa mận - loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Bắc quê hương thân yêu. Chẳng những thế, người trở về còn được gặp lại những người thân yêu của mình, được hòa vào với cuộc sống rộn ràng đặc trưng khi mùa xuân về. Có biết bao những suy ngẫm ngổn ngang xen lẫn nhau. Trong mớ cảm xúc ấy, ta còn thấy được những kỷ niệm khó phai về quê hương, về mùa hoa mận chín, về người thân yêu, về nhịp sống hối hả, bận rộn mà thân thương của quê hương mình mỗi khi mùa xuân về.
Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận - mẫu 2
Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận - mẫu 3
Nếu người đã khuất nhớ đường về nhà vào mùa hoa mận, lòng người sẽ xen lẫn hồi hộp, lo lắng và phấn khích. Sau một chặng đường dài, những người trở về được đưa về quê để ngắm hoa mận, loài hoa đặc trưng của quê hương Tây Bắc thân yêu. Hơn thế nữa, những người trở về có thể gặp lại những người thân yêu của mình trong mùa xuân và hòa mình vào cuộc sống bận rộn thường thấy. Trong những cảm xúc ấy ta lại thấy được những kỉ niệm khó quên về quê hương, về hoa mận chín, về những người thân yêu, nhịp sống bận rộn, tất bật nhưng thân thương của quê hương mỗi khi xuân về.
Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận - mẫu 4
Mùa xuân ở Tây Bắc cuốn hút với khói mờ sương tỏa, với màu trắng tinh khiết của hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận trên khắp các nẻo đường, với từng chồi non lộc biếc nhú lên trên những thân cây xù xì, với rực rỡ sắc áo của trẻ em vùng đồng bào dân tộc, với vẻ đẹp ngây ngất của các cô sơn nữ... Tất cả đều nguyên sơ, mộc mạc nhưng sâu sắc và đi vào tâm cam đến lạ. Xuân nơi vùng cao Tây Bắc không ồn ào náo nhiệt kiểu thành thị mà đến lặng lẽ, yên bình, nên thơ. Tết của mỗi dân tộc mang những đặc trưng khác nhau nhưng tự chung lại tết là dịp gia đình sum vầy bên nhau, cùng cầu mong một năm mới mua thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu mong một năm mới hạnh phúc, một tươi sáng. Tết vùng cao thêm vui tươi, rộn rã với những điệu múa, lời ca như há ví, mo, múa Lạp Lì Lò Sất Sảy, múa khèn, ...và những trò chơi dân gian đặc sắc như chơi cù, ném pao, bắn nỏ,...
Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận - mẫu 5
Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
- Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên.
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ:“Sáng mát trong như sáng năm xưa/Gió thổi mùa thu hương cốm mới/Tôi nhớ những ngày thu đã xa/Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
- Hãy giới thiệu và nêu ý kiến đánh giá của em về một bài thơ thuộc đề tài quê hương đất nước.
- Từ hai dòng thơ: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng", hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ.