Top 30 Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 30 bài văn Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ (mẫu 1)
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ (mẫu 2)
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ (mẫu 3)
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ (mẫu 4)
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ (mẫu 5)
Top 30 Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ (hay nhất)
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ - mẫu 1
Xin chào cô (thầy) và các bạn. Em tên là...
Hôm nay, em sẽ giới thiệu tới cô cùng các bạn một tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh - "Tức cảnh Pác Bó" thông qua việc phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Trước hết, bài thơ không chỉ khắc họa những ngày sống và làm việc gian khổ ở Pác Bó mà còn gợi được tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Người. Chủ đề ấy được thể hiện ngay trong câu thơ đầu:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
Câu thơ đã mở ra cảnh sinh hoạt thường ngày lặp đi lặp lại "sáng ra" - "tối vào" ở hang Pác Bó của Người. Người sống và làm việc mỗi ngày nơi núi rừng có "suối", "hang". Tuy điều kiện sinh hoạt có thiếu thốn nhưng ta cảm nhận được lối sống quy củ, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên của Người.
Cuộc sống sinh hoạt của Người càng thêm giản dị với những hình ảnh:
"Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng"
Những bữa cơm đơn giản chỉ có "cháo bẹ", "rau măng" nhưng Người luôn mang trong mình tinh thần "vẫn sẵn sàng". Đối lập với sự khó khăn trong cuộc sống là tư thế chủ động, tinh thần lạc quan.
Chủ đề của bài thơ càng thêm nổi bật với những hình ảnh miêu tả công việc thường ngày:
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"
Từ láy tượng hình "chông chênh" gợi cảm giác bấp bênh, không bằng phẳng kết hợp với danh từ "bàn đá" đã khắc họa nơi làm việc tạm bợ của Bác. Thế nhưng, dù gặp bao nhiêu, Người vẫn ngồi đó và kiên trì với công việc "dịch sử Đảng" - công việc có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp Cách mạng của dân tộc ta.
Đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn trong điều kiện sinh hoạt và làm việc, Người luôn hướng tới sự lạc quan, tích cực:
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Với Người, được làm Cách mạng thì cuộc đời ấy trở nên "sang" biết bao. Từ "sang" như nhãn tự của bài thơ, làm nổi bật chủ đề bài thơ và làm sáng lên phong thái ung dung, tinh thần lạc quan yêu đời, sự vững vàng của Người vào Cách mạng Việt Nam. Qua đó, ta cũng cảm nhận được niềm vui khi được thực hiện công việc lí tưởng ở Người.
Để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, chúng ta không thể nào phủ nhận những đóng góp về đặc sắc nghệ thuật. Giống như các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt khác, "Tức cảnh Pác Bó" được triển khai theo bố cục chặt chẽ: khai, thừa, chuyển, hợp. Nhờ có sự kết hợp hài hòa, bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích đã thể hiện rõ toàn bộ chủ đề của bài thơ.
Bên cạnh đó, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm còn được thể hiện qua các hình ảnh đối lập. Đó là sự đối lập trong thời gian sinh hoạt, hoạt động của Người ở Pác Bó "sáng - tối", "ra - vào". Có thể nói, nhà thơ đã rất tinh tế khi sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong một câu thơ để diễn tả lối sống đều đặn cùng sự hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên núi rừng.
Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã giúp chúng ta hiểu thêm về con người của Bác - một vị lãnh tụ suốt đời vì nước, vì dân, vì sự nghiệp Cách mạng của đất nước.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ - mẫu 2
Kính thưa cô giáo và các bạn, em tên là…..học sinh lớp………
Sau đây em xin trình bày bài nói của mình về đánh giá nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Rằm tháng giêng”. Mời cô và các bạn lắng nghe.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc với nhiều tác phẩm có giá trị để lại cho đời. Một trong những tác phẩm ấy phải kể đến bài thơ Rằm Tháng Giêng. Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng mùa xuân, bên cạnh đó là hình ảnh người chiến sĩ ung dung, rạng ngời, một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.
Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”.
Bức tranh thiên nhiên với không gian và thời gian tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân. "Rằm xuân" là lúc mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm, soi chiếu tỏ vạn vật trong đêm Rằm. Góc nhìn của tác giả mở rộng ra từ mặt sông mở ra lên trời và ánh trăng. Chỉ một nét chấm phá mở ra không gian bao la vô tận vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước tiếp giáp với bầu trời.
Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến là hai câu thơ giàu sức gợi hình ảnh:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trong khung cảnh nên thơ ấy, bao la ấy, Người vẫn không quên nhiệm vụ cao cả, không quên được việc quân đang chờ. Khuya rồi mà trăng vẫn ngân nga đầy thuyền. Trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu. Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm có trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc. Ở đây ta thấy được sự giao cảm giữa thiên nhiên với con người. Điều đó làm cho bức tranh thơ trở nên có hơi thở, có linh hồn. Đặt trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ, ta vẫn thấy được phong thái ung dung, một tinh thần lạc quan của vị lãnh tụ vĩ đại.
Bằng thể thơ lục bát, hình ảnh thơ cổ điển (trăng) nhưng cũng hết sức gần gũi, bình dị cho người đọc thấy được bức tranh thiên nhiên Tây Bắc khoáng đạt, nên thơ và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước cũng như phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Qua đây chúng ta cũng hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc.
Trên đây là bài phát biểu của em về nội dung, nghệ thuật về bài thơ “Rằm tháng giêng”. Cảm ơn cô và cả lớp đã lắng nghe. Mình rất vui khi được nhận những nhận xét và góp ý từ mọi người.
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ - mẫu 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của nước Việt Nam mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Bác phải kể đến là bài thơ Ngắm trăng trích từ “Nhật kí trong tù”.
Mở đầu bài thơ là khung cảnh nơi chốn tù giam:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Bác đã vẽ ra bức tranh chân thực về cuộc sống của mình: hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn lúc ở trong tù: không rượu, không hoa, có chăng chỉ là những con côn trùng và mùi phân bẩn thỉu. Với tâm hồn thi sĩ như Bác thì một chút hoa và rượu là nguồn cảm hứng tuyệt vời để thi sĩ sáng tác nên cảnh thiếu thốn về vật chất này như một nỗi cực hình.
Tuy nhiên, dù thiếu thốn là vậy nhưng trước cảnh đẹp, trái tim người lại rung động:
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Trước cảnh thiếu thốn ở trong tù như thế nhưng cảnh đẹp giữa đêm khuya vắng vẻ đã làm tâm hồn Bác cũng phải xao xuyến khó mà hững hờ. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ.
Bài thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn, cách cảm về một góc độ khác của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh sự thông minh, trí tuệ giúp nước nhà giành độc lập, Bác còn là một thi sĩ có tâm hồn bay bổng, hòa mình cùng với thiên nhiên, với cảnh đẹp dù trong hoàn cảnh éo le nhất. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả
Trên đây là bài cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ngắm trăng”, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài trình bày của em!
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ - mẫu 4
Chào thầy/cô cùng toàn thể các bạn. Tôi tên …. Sau đây tôi xin thuyết trình về chủ đề thiên nhiên và con người trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).
Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ Cảnh Khuya là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.
Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc.
Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.
“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”
Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.
Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ - mẫu 5
Xin chào quý thầy cô và các bạn,
Tôi xin tự giới thiệu, tên của tôi là [Tên bạn], học sinh tại [Tên trường học]. Hôm nay, tôi rất vui được chia sẻ và đánh giá một tác phẩm văn học đặc biệt, truyện ngắn “Chữ người tử tù” của danh nhân văn học Nguyễn Tuân.
Trước hết, tôi muốn chia sẻ lý do tại sao tôi đã chọn tác phẩm này để giới thiệu. Đầu tiên, Nguyễn Tuân là một tượng đài của văn học Việt Nam, một người nghệ sĩ suốt đời tìm kiếm vẻ đẹp trong từng dòng chữ. Ông đã để lại dấu ấn quan trọng trong văn học Việt Nam và có một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử văn hóa của chúng ta. Trước thời kỳ cách mạng, Nguyễn Tuân đã chuyển hướng khỏi hiện thực và tập trung vào việc tái hiện những kỷ niệm và giá trị văn hóa qua tập truyện “Vang bóng một thời”. Trong tập này, không thể không nhắc đến truyện “Chữ người tử tù,” một tác phẩm đáng chú ý về cả nội dung và nghệ thuật.
“Chữ người tử tù” được công bố trong tập “Vang bóng một thời” năm 1940. Tác phẩm này thể hiện rất rõ tinh thần và giá trị nhân văn của Nguyễn Tuân. Trong tiêu đề của truyện, chúng ta có sự kết hợp đầy mâu thuẫn giữa “Chữ,” biểu tượng của vẻ đẹp và tài năng sáng tạo, và “người tử tù,” biểu tượng của sự ác và xấu xa trong xã hội. Tiêu đề đã tạo ra một tình huống kịch tính và kích thích sự tò mò của người đọc từ ngay ban đầu. Nó làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh vẻ đẹp, tài năng và khẳng định sự bất tử của vẻ đẹp trong cuộc sống.
Tác phẩm xảy ra trong bối cảnh độc đáo và khác thường, trong một nhà tù, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời của người tử tù Huấn Cao. Huấn Cao là một người có tài và khát khao thay đổi thế giới, nhưng anh không tìm được thời cơ. Trong khi đó, quản ngục, đại diện cho luật lệ và trật tự xã hội, yêu và trân trọng vẻ đẹp và tài năng. Mối quan hệ giữa họ là sự đối nghịch đầy thú vị. Huấn Cao sáng tạo với văn thư pháp và tạo ra vẻ đẹp, trong khi quản ngục đại diện cho cái đẹp và trân trọng nó. Điều này tạo nên một sự liên kết mạnh mẽ giữa họ. Tình huống độc đáo đã giúp phát triển câu chuyện một cách hợp lý, với sự phát triển logic và tạo đỉnh điểm hấp dẫn. Nó giúp thể hiện sâu sắc tính cách của các nhân vật và nổi bật chủ đề chính của truyện: sự bất tử của vẻ đẹp và khả năng của nó để chiến thắng mọi khó khăn. Tác phẩm còn thể hiện sức mạnh của vẻ đẹp trong việc thuyết phục và làm tan chảy trái tim của mọi người.
Trong tác phẩm này, điểm nổi bật là sự xuất hiện của Huấn Cao, một người tài năng trong việc viết chữ và nổi tiếng khắp nơi. Ông được mọi người trong vùng tỉnh Sơn ca ngợi về tài viết chữ của mình, được biết đến rộng rãi. Sự tài năng của ông kết hợp với sự khao khát và sự kính trọng của người khác đối với ông tạo nên một hình ảnh đặc biệt. Có một mong muốn chung của mọi người là có được một bức chữ viết bởi Huấn Cao. Việc treo bức chữ của ông trong nhà được coi là niềm vui và niềm vinh dự lớn. Tài năng của Huấn Cao không chỉ đạt đến mức bình thường mà đã đạt đến mức siêu phàm và phi thường.
Ngoài tài năng, vẻ đẹp của Huấn Cao còn phản ánh vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng. Ông tỏ ra khiêm tốn đối với tài năng viết chữ của mình, luôn coi trọng từng chữ mình viết. Mỗi chữ được ông viết như một món quà đặc biệt mà ông dành cho bản thân, và ông chỉ sử dụng những chữ đó để trao cho những người khác. Trong cuộc đời, ông không bao giờ sử dụng tài năng của mình để ép buộc ai viết câu đối. Đặc biệt, tấm lòng thiên lương của ông thể hiện khi ông đồng ý cho viên quản ngục xin chữ viết. Ông cảm nhận được tấm lòng tốt của viên quản ngục và viết chữ tặng ông, thể hiện lòng biết ơn đối với sự trân trọng của người đó đối với cái đẹp và tài năng.
Huấn Cao cũng là một người có tính cách độc đáo và mạnh mẽ. Ông là một người giỏi viết chữ nghĩa nhưng không tuân theo lối mòn, và dám lãnh đạo cuộc đại phản, đối đầu với chính quyền. Khi bị bắt, ông vẫn giữ tư thế kiêng nhẫn và không để tâm đến những lời đe dọa từ phía lính áp giải tù. Ông thậm chí còn khinh bạc và lạnh lùng khi chúc mũi gông đánh thuỳnh một cái xuống đất. Trong lúc viên quản ngục xuống phòng giam hỏi han ân cần, Huấn Cao cũng tỏ ra khinh bạc và không để tâm đến đó. Khi nhận được tin tức về án chém của mình (ngày mai sẽ bị chém), ông vẫn giữ bình tĩnh và mỉm cười.
Và điều đáng kể nhất là cảnh ông viết chữ, trong đó cả ba khía cạnh của sự đặc biệt của ông hội tụ và tỏa sáng. Trên tấm vải trắng vẫn còn nguyên lần hồ, chữ viết của Huấn Cao “vuông tươi tắn” thể hiện hoài bão và sự tự do của một con người mạnh mẽ. Ông không để tâm đến mọi thứ xung quanh mà tập trung vào việc tạo ra những nét chữ tuyệt đẹp. Khi viên quản ngục xin chữ, ông hiểu tâm hồn của viên quản ngục và viết chữ để tặng ông, thể hiện lòng biết ơn đối với sự trân trọng của người đó đối với cái đẹp và tài năng.
Viên quản ngục, một người sống trong môi trường khắc nghiệt và đầy khó khăn, cũng là một nhân cách đáng quý. Ông có tính cách dịu dàng và trọng trách với những người ngay thẳng, nhưng lại phải đối mặt với cuộc sống trong nhà tù, nơi đặc trưng bởi tàn nhẫn và sự lừa dối. Ông tự nhận thức về ki kịch của cuộc đời mình, ki kịch của việc lạc lối và sai đường. Tuy nhiên, trong tất cả những khó khăn đó, ông vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và cao đẹp, đặc biệt là tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông khao khát được có bức chữ viết bởi Huấn Cao để treo trong nhà, mặc dù việc này không dễ dàng. Ông thấu hiểu rằng ông Huấn không phải lúc nào cũng sẵn sàng để viết chữ cho mọi người.
Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù,” Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp và thiên lương trước cái xấu xa và tàn nhẫn. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình yêu và tôn trọng đối với giá trị văn hóa truyền thống và tỏ lòng yêu nước. Sự tài hoa trong việc xây dựng tình huống và sử dụng ngôn ngữ đã đóng góp vào sự thành công của tác phẩm này.
Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh dự nếu được chia sẻ và thảo luận về nhiều tác phẩm truyện khác mà mọi người quan tâm.