Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo


Với tác giả, tác phẩm Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Ngữ văn lớp 10 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

Tác giả - tác phẩm: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

- Nhóm biên soạn tổng hợp từ “Tranh dân gian Đông Hồ - Đông Hồ Folk Paintings” của An Chương và “Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam” của Khánh An.

II. Tìm hiểu tác phẩm Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1. Thể loại: Báo chí

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Trích “Nét tinh hoa văn hóa dân gian Việt Nam”.

Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: thuyết minh

4. Người kể chuyện: ngôi số 3

5. Tóm tắt:

Đề tài tranh Đông Hồ thường lấy từ truyện dân gian, cảm hứng từ cuộc sống sinh hoạt, chất liệu thường được làm bằng giấy gió, mực nho. Tranh Đông Hồ được sử dụng chủ yếu vào ngày Tết, trong các sự kiện cúng bái. Tranh Đông Hồ được các nghệ nhân giữ gìn, phục chế và sáng tạo từ ngàn đời.

6. Bố cục:

- Đoạn 1: Đề tài của tranh Đông Hồ

- Đoạn 2: Chất liệu và màu sắc của tranh Đông Hồ

- Đoạn 3: Quy trình chế tác

- Đoạn 4: Tầm ảnh hưởng của tranh Đông Hồ

- Đoạn 5: Lưu giữ và phục chế tranh Đông Hồ

7. Giá trị nội dung:

- Cung cấp thông tin về tranh Đông Hồ

8. Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục trình bày rõ ràng, nguồn thông tin đáng tin cậy, chi tiết.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1. Quy trình chế tác tranh Đông Hồ

- Lựa chọn đề tài, chủ đề, thông điệp muốn truyền tải

- Xây dựng bản thảo

- Can lại từng nét, từng bảng màu và tách riêng thành một bản khắc bằng mực nho lên giấy bản mỏng (tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản khắc).

- In tranh

2. Nghệ thuật

- Sử dụng sa- pô: có tác dụng thông báo, khái quát nội dung cần triển khai

- Mục đích viết: cung cấp tri thức về tranh Đông Hồ

- Thái độ người viết: tự hào về nghệ thuật tranh truyền thống, ngợi ca, cảm phục những người đang ngày ngày lưu giữ những giá trị truyền thống đó.

Học tốt bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: