X

Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Top 10 Tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu


Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 10 đoạn văn Tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu

Đề bài: Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu - mẫu 1

- Quan điểm: Thị Mầu là người phụ nữ lẳng lơ, không biết phép tắc, trái với kiểu người phụ nữ xưa điển hình. Là người khó được sự tin yêu của những người xung quanh. Điều này được thể hiện qua các tiếng đế:

+ Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

+ Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

+ Dơ lắm! Mầu ơi!

+ Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Em có đồng tình với quan điểm đấy. Bởi lẽ, việc Thị Mầu tán tỉnh người khác trong cảnh chùa chiền, vốn là nơi yên tĩnh, trang nghiêm, điều này là không phù hợp.

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu - mẫu 2

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là: ''Dơ lắm! Mầu ơi!'', ''Sao lẳng lơ thế''. Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ, dơ dáy. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này. Nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, gia giáo mà người phụ nữ truyền thống xưa phải có.

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu - mẫu 3

Trong đoạn trích, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là :''Dơ lắm! Mầu ơi!''. ''Sao lẳng lơ thế''. Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ, dơ dáy. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này. Nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, gi giáo mà người phụ nữ truyền thống xưa phải có

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu - mẫu 4

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật Thị Mầu qua các câu từ:

- “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”

- “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”

- “Dơ lắm! Mầu ơi!”

- “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”

=> Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.

=> Theo quan điểm cá nhân, nếu xét trong thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế vì những tính cách đó của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời đó.

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu - mẫu 5

- Tiếng đế: hình thức giao lưu trực tiếp bằng đối đáp giữa khán giả (hoặc dàn đế) với diễn viên trong một buổi diễn chèo sân đình. Là tiếng nói khen chê, mách bảo hay tranh cãi của khán giả (hoặc dàn đế) với một vai trò đang diễn. Ví dụ. vai Thị Mầu (vở "Quan Âm Thị Kính"): Chị em ơi, ai đến tu chùa mà đẹp thế nhỉ? Tiếng đế: Sao lại khen tiểu thế cô Mầu ơi. Thị Mầu: Đẹp thì người ta khen chứ sao. Tiếng đế: Lẳng lơ thế cô Mầu. Thị Mầu: Kệ tao.

- Tiếng đế đã thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá về nhân vật Thị Mầu (trích). Có thể tóm tắt như sau:

Đoạn thoại/ Tiếng đế

Quan điểm, góc nhìn

THỊ MẦU:

TIẾNG ĐẾ:

THỊ MẦU:

(hát ghẹo tiểu)

 

 

 

KÍNH TÂM:

TIẾNG ĐẾ:

 

THỊ MẦU

 

TIẾNG ĐẾ:

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Mầu ơi mất bò rồi!

Nhà tao còn ối trâu!

Này thầy tiểu ơi!

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua.

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Nam mô A di đà Phật.

Mầu ơi nhà mày có mấy chị em?

Có ai như mày không?

Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy!

Dơ lắm! Mầu ơi!

Quan điểm đánh giá Thị Mầu qua tiếng đế: Từ góc nhìn truyền thống, bảo thủ, tiếng đế đại diện cho quan điểm của một số người xem việc Thị Mầu chủ động bộc lộ tình yêu, tự quyết trong tình yêu như trong văn bản là hành động dơ bẩn, đáng chê cười thậm chí phê phán: “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

     

Ý kiến cá nhân:

Tôi đồng tình với cách nhìn nhận đánh giá về nhân vật Thị Mầu qua tiếng đế.

Lí do: Vì theo quan niệm văn hóa xưa và với chuẩn mực đạo đức, văn hóa thì hành động và việc làm của Mầu là không đúng, không nên và cần phải lên tiếng.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác: