Top 10 đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (hay nhất)
Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 10 đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (mẫu 1)
- Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (mẫu 2)
- Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (mẫu 3)
- Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (mẫu 4)
- Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (mẫu 5)
- Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (mẫu 6)
- Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (mẫu 7)
- Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (mẫu 8)
Top 10 đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi (hay nhất)
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi.
Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - mẫu 1
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, tên tự là Ức Trai . Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc. Ông là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, vừa là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Cuộc đời ông chịu nhiều oan khiên thảm khốc nhưng vẫn hêt lòng vì dân tộc, vì con người. Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn học với khối lượng đồ sộ, phong phú. Ông là người viết nhiều nhất trong các tác giả văn học cổ, ở nhiều thể loại khác nhau, cả chữ Hán và chữ Nôm.Tiếng thơ Nguyễn Trãi thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng. Chủ nghĩa yêu nước trong thơ ông không trừu tượng mà gắn chặt với nhiệm vụ lịch sử cụ thể. Yêu nước là nhân nghĩa, là căm thù giặc, là chiến đấu không khoan nhượng, là ý thức tự lực, tự cường, là khát vọng hòa bình sâu thẳm. Chủ nghĩa yêu nước tiếp thu tinh thần hào khí Đông A, phát triển rực rỡ ở tính chiến đấu mạnh mẽ. Chủ nghĩa yêu nước thơ văn Nguyễn Trãi có nội dung phong phú, trở thành tập đại thành của truyền thống yêu nước trong lịch sử và trong văn học, tạo ngọn cờ rực rỡ cho thơ văn yêu nước thế kỉ XV. Thơ Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn vì lẽ gì chúng ta đều biết nhưng cả tập thơ của ông là thơ của một người yêu đời, yêu người. Tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông, đất nước tươi vui” (Phạm Văn Đồng). Nguyễn Trãi cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau vẫn luôn xứng đáng là bậc đại thi hào của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên ông được Lê Thánh Tông viết “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Sự vĩ đại của Nguyễn Trãi không chỉ ở tài năng mà còn ở tâm hồn, tấm lòng. Đó là hình ảnh của bậc đại anh hùng với “tâm hồn lộng gió thời đại, hình ảnh con người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam” (Phạm Văn Đồng).
Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - mẫu 2
Một trong những tác giả lớn của nền văn học Việt Nam và để lại ấn tượng sâu sắc cho em chính là Nguyễn Trãi. Với em, Nguyễn Trãi dường như không chỉ là một thi sĩ tài hoa. Ở ông ta còn bắt gặp một con người với khát khao cống hiến, khát khao dựng xây quê hương giàu đẹp. Sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi làm con người không thể không xúc động với bức tranh non sông giàu đẹp. Thêm vào đó, ông còn gửi gắm tình yêu, niềm tự hào với mảnh đất quê hương. Đọc Bình Ngô đại cáo, ta gặp một nỗi căm thù uất hận với kẻ thù, đọc Quân trung từ mệnh tập, ta bắt gặp một lòng căm phẫn kẻ thù, đọc Quốc âm thi tập, ta lại thấy con người với bao ưu hoài. Thơ văn Nguyễn Trãi dường như không chỉ tiếng nói, sự biểu hiện tấm lòng mà hơn thế là sự khẳng định bản lĩnh của con người trước hoàn cảnh. Càng đọc thơ ông, càng tìm hiểu về cuộc đời bi kịch đớn đau, ta thêm hiểu, thêm thương và xót xa cho kiếp người.
Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - mẫu 3
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một văn bản được coi là "thiên cổ hùng văn", khẳng định chủ quyền của Đại Việt, đồng thời cũng cho thấy được tài năng văn chương của Nguyễn Trãi. Tài năng ấy được biểu hiện qua việc dụng điển một cách nhuần nhuyễn đi cùng lối nghị luận chặt chẽ, sắc sảo, tài tình. Nguyễn Trãi đã không chỉ thành công trong thể cáo, thư, mà còn thành công với cả thơ Nôm Đường luật qua Quốc âm thi tập. Chính ông là người đã đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. Với những "di cảo" này, ta chắc chắn phải khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi, và công nhận tầm vóc tác gia của ông.
Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - mẫu 4
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là văn bản được coi là “áng thiên cổ hùng văn”, khẳng định chủ quyền của Đại Việt, đồng thời cũng cho thấy được tài năng văn chương của Nguyễn Trãi. Tài năng ấy được biểu hiện qua việc dụng điển một cách nhuần nhuyễn đi cùng lối nghị luận chặt chẽ, sắc sảo, tài tình. Nguyễn Trãi đã không chỉ thành công trong thể cáo, thư, mà còn thành công với cả thơ Nôm Đường luật qua Quốc âm thi tập. Chính ông là người đã đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. Với những “di cảo” này, ta chắc chắn phải khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi, và công nhận tầm vóc tác gia của ông.
Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - mẫu 5
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến, đồng thời ông cũng là một nhà văn nhà thơ xuất chúng. Trong sự nghiệp văn học, ông không chỉ để lại những áng văn chính luận kiệt xuất mà còn để lại những bài thơ trữ tình đầy xúc cảm. Có thể kể đến như: Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông lần nữa, Cảnh ngày hè… Với văn chính luận, Nguyễn Trãi viết với một ngôn ngữ sắc sảo, đanh thép, trúng ý đồ; luận điểm, luận cứ và luận chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ. Lối viết thay đổi linh hoạt tuỳ hoàn cảnh, mục đích viết và đối tượng hướng tới. Còn đối với tác phẩm trữ tình, ông lại có góc quan sát hết sức tỉ mỉ, tinh tế, ông lắng nghe và cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan khác nhau và bằng cả cái tâm. Các tác phẩm luôn ẩn chứa tâm tình, mong muốn khát vọng cho nhân dân được bình an, giàu đủ.
Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - mẫu 6
Nguyễn Trãi – nhà chính trị, nhà văn chính luận kiệt xuất của Văn học Việt Nam. Trên quan trường, ông được biết đến với hình dung về một đại tướng “văn võ toàn tài” “mưu trí hơn người”, không kém cạnh với danh xưng đó, trong lĩnh vực văn học dân tộc, ông cũng có những tiếng vang lớn trên mọi mặt trận cả thơ ca và văn xuôi. Không còn xa lạ khi nhắc đến thú vui điền viên, vẻ đẹp cuộc sống ngày hè êm đềm qua thơ Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè, với tài quan sát đánh giá đầy tinh tế, ông đã vẽ lên một bức tranh ngày hè đầy sức sống với màu sắc đa dạng mang đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ, bên cạnh đó vẫn gửi gắm tâm tư tình cảm của mình qua những nét vẽ thơ và sử dụng tài tình các bút pháp nghệ thuật. Bên cạnh thơ ca, không thể không nhắc đến áng hùng văn thiên cổ Bình Ngô đại cáocủa Nguyễn Trãi là văn bản được coi là “áng thiên cổ hùng văn”, khẳng định chủ quyền của Đại Việt, đồng thời cũng cho thấy được tài năng văn chương của Nguyễn Trãi. Tài năng ấy được biểu hiện qua việc dụng điển một cách nhuần nhuyễn đi cùng lối nghị luận chặt chẽ, sắc sảo, tài tình. Nguyễn Trãi đã không chỉ thành công trong thể cáo, thư, mà còn thành công với cả thơ Nôm Đường luật qua Quốc âm thi tập. Chính ông là người đã đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. Với những “di cảo” này, ta chắc chắn phải khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi, và công nhận tầm vóc tác gia của ông.
Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - mẫu 7
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.
Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau:
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chịu những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980, Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Đoạn văn nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi - mẫu 8
Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu những mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.
Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.
Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.
Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm. Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…
Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật chẽ, lập luân sắc bén.
Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.
Nguyễn Trãi được coi là một thiên tài văn học, văn chương của ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, gốm phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu va đẹp. Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.
- Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.
- Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
- Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trong đó có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen: Kể lại ấn tượng của bạn về một vùng đất mà bạn đã đi qua.
- Kết thúc câu chuyện "Buổi học cuối cùng" gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước?