Bố cục Mãi mãi tuổi hai mươi chính xác nhất - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn bố cục tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững bố cục tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi.
Bố cục văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức
Chia văn bản thành 2 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Bạn đi, mình không gặp được”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm bên gia đình, bạn bè quen thuộc.
- Đoạn 2: Còn lại: Những hi vọng của chàng thanh niên khi sắp thực hiện nhiệm vụ mới nơi chiến trường bom đạn
Tóm tắt Mãi mãi tuổi hai mươi
Tóm tắt tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi
Văn bản kể lại những kỉ niệm đáng nhớ của nhân vật “tôi” những ngày ở chiến trường bom đạn.
Nội dung chính Mãi mãi tuổi hai mươi
Văn bản kể lại những kỉ niệm đáng nhớ của nhân vật “tôi” khi rời xa quê hương, gia đình những người bạn thân yêu, thay chiếc áo trắng tinh khôi thành bộ quần áo xanh đầy lí tưởng và hoài bão.
Tác giả - tác phẩm: Mãi mãi tuổi hai mươi
I. Tác giả văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi
Nguyễn Văn Thạc (14/10/1952 - 30/7/1972) là liệt sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, tác giả cuốn Nhật ký "Chuyện đời" (hay còn được biết dưới cái tên "Mãi mãi tuổi hai mươi").
II. Tìm hiểu tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi
1. Thể loại: Nhật ký
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Mãi mãi tuổi hai mươi được trích từ cuốn nhật kí cùng tên
- Năm 2005, cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc đã được Nhà Xuất bản Thanh niên in thành cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" cùng với nhiều lá thư, hình ảnh về anh. Cuốn Nhật ký này đã gây được tiếng vang lớn trong toàn xã hội và trở thành một sự kiện văn học, phát hành kỷ lục bởi giá trị nhân văn, nghệ thuật từ một tâm hồn cao đẹp, thiết tha yêu quê hương, đất nước.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Tóm tắt:
Văn bản kể lại những kỉ niệm đáng nhớ của nhân vật “tôi” những ngày ở chiến trường bom đạn
5. Bố cục
Chia văn bản thành 2 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Bạn đi, mình không gặp được”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm bên gia đình, bạn bè quen thuộc.
- Đoạn 2: Còn lại: Những hi vọng của chàng thanh niên khi sắp thực hiện nhiệm vụ mới nơi chiến trường bom đạn
6. Giá trị nội dung:
- Văn bản như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc
- Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ => ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường => cảm xúc khi vào quân ngũ => những trải nghiệm khi hành quân => khoảnh khắc hiện tại.
Để học tốt bài học Mãi mãi tuổi hai mươi lớp 10 hay khác: