Các dạng đề bài Nỗi oán của người khuê phòng chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Các dạng đề bài Nỗi oán của người khuê phòng chọn lọc

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.

Các dạng đề bài Nỗi oán của người khuê phòng chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

1. Dạng đề đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Phiên âm :

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu.

 Dịch thơ

Trẻ trung nàng biết chi sầu,

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương

Nhác trông vẻ liễu bên đường,

“Phong hầu”, nghĩ dại, xui chàng kiếm chi.

 (Tản Đà dịch)

( Nỗi oán của người phòng khuê, Tr162, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)

a. Nêu chủ đề của văn bản trên?

* Gợi ý trả lời

Văn bản trên có chủ đề: Bài thơ thể hiện nỗi buồn vì tuổi xuân trôi quá nhanh, lo sợ sự cô đơn của tuổi già và hối hận vì đã khuyên chồng đi kiếm ấn phong hầu của người thiếu phụ khuê các Trung Quốc xưa.

b. Cấu tứ của văn bản có gì đặc biệt?

* Gợi ý trả lời

Cấu tứ của văn bản có điểm đặc biệt :

-Hai câu đầu : người thiếu phụ hiện lên không biết buồn. Nàng trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu đẹp thưởng ngoạn cảnh xuân với tâm trạng vui tươi.

-Hai câu sau : Hình ảnh màu dương liễu đóng vai trò chuyển ý trong mạch cảm xúc. Từ đáy lòng người thiếu phụ thốt lên lời tự oán trách. cấu tứ bài thơ phù hợp với tâm trạng người thiếu phụ.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ thái độ với những cuộc chiến tranh phi nghĩa xưa nay.

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

-Nội dung: từ tiếng nói oán trách chiến tranh phi nghĩa của nhà thơ Vương Xương Linh, học sinh tỏ thái độ đúng đắn, có quan điểm lập trường rõ ràng về chiến tranh phi nghĩa diễn ra từ xưa đến nay. Chiến tranh đã gây đau thương, mất mát cho toàn nhân loại, gây li tán biết bao gia đình…Từ đó, học sinh thể hiện khát vọng hoà bình, ca ngợi cuộc sống hạnh phúc. Rút ra bài học nhận thức và hành động dành cho tuổi trẻ hôm nay.

2.Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích Nỗi oán của người phòng khuê - Vương Xương Linh 

I. Dàn bài

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Vương Xương Linh (698- 757), là nhà thơ nổi tiếng thời Đường Trung Quốc.

+ Tác phẩm ra đời khi đất nước phát triển nhưng chiến tranh nổ ra liên miên, nhiều người ra trận lập công, để vợ con ở nhà chịu nỗi bất hạnh.

+ Bài thơ ra đời để phản kháng chiến tranh.

2. Thân bài

- Phân tích nội dung bài thơ:

+ Câu thứ nhất: tâm trạng bình thản của người phụ nữ khi chồng đi chiến đấu “thiếu phụ chẳng biết sầu”

+ Câu thơ thứ hai: Hòa vào mùa xuân, khát vọng ngày chồng trở về “ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu”

+ Câu thơ thứ ba: Chuyển biến tâm trạng, hoảng hốt khi nhìn màu dương liễu, màu của mùa xuân, tuổi trẻ và ly biệt.

+ Câu kết: sự hối hận của người khuê phụ khi để chồng ra trận.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Miêu tả tâm lí nhân vật theo diễn biến nội tâm

-> Lên án chiến tranh sâu sắc.

3. Kết bài

– Nội dung, nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ -> Nét đặc sắc mang đến thành công, để lại dấu ấn cho bạn đọc.

– Nhận định lại bài thơ, đánh giá khách quan về bài thơ

Xem thêm các dạng đề văn liên quan đến các tác phẩm môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: