Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất
Soạn bài Cảm xúc mùa thu
Bố cục:
- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Bức tranh mùa thu tiêu điều, hiu hắt qua cảm nhận của nhà thơ.
- Phần 2 (bốn câu thơ còn lại): Tâm trạng buồn lo của nhà thơ.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 147 sgk Văn 10 Tập 1):
- Bài thơ có thể chia làm hai phần, bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Có thể chia như thế bởi bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối tập trung đặc tả hai bức tranh khác nhau: bức tranh ngoại cảnh và bức tranh tâm cảnh.
- Phần 1 (bốn câu thơ đầu) miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu hiu hắt, đượm buồn.
- Phần 2 (bốn câu thơ còn lại) khắc họa bức tranh nội tâm đầy ưu tư, lo lắng của nhà thơ.
Câu 2 (trang 147 sgk Văn 10 Tập 1):
- Ở bốn câu thơ đầu, tầm nhìn của thi nhân hướng ra xa và bao quát không gian rộng lớn, ở bốn câu thơ sau, tầm nhìn thu hẹp lại.
- Sự thay đổi tầm nhìn ấy thuận theo sự chuyển hướng của tâm trạng, ở bốn câu thơ đầu tác giả cảm nhận về ngoại cảnh còn bốn câu thơ sau, tác giả lại biểu đạt nội tâm của chính mình.
Câu 3 (trang 147 sgk Văn 10 Tập 1):
- Bốn câu thơ đầu là điểm tựa cho cảm xúc ở bốn câu thơ sau được bộc lộ.
- Toàn bài thơ là sự diễn giải cho nhan đề Thu hứng. Thu hứng nghĩa là cảm xúc trước cảnh mùa thu, toàn bài thơ chính là những diễn biến của dòng cảm xúc trong khung cảnh mùa thu ấy.
Luyện tập
Câu 1 (trang 147 sgk Văn 10 Tập 1):
- Bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ diễn đạt được nội dung khái quát, dòng cảm xúc bao trùm của toàn bài thơ.
- Hai câu thơ đầu:
→ Từ lác đác làm mất đi khung cảnh sương giăng trắng xóa cả cánh rừng như trong nguyên tác và bản dịch.
→ Tác giả Nguyễn Công Trứ khi dịch thơ đã bỏ đi hai địa danh là núi Vu và kẽm Vu.
- Câu thơ "Khóm trúc tuôn thêm dòng lệ cũ": Tác giả Nguyễn Công Trứ dịch hay hơn cách dịch nghĩa ở bản dịch nghĩa (Khóm cúc nở hoa đã hai lần). Bởi xét theo phép đối của thơ Đường thì từ "lưỡng" trong nguyên tác không nên hiểu là số từ "hai".
Câu 2 (trang 147 sgk Văn 10 Tập 1):
- Chữ "lệ" nhằm diễn tả một cách hình ảnh sự nở hoa của khóm cúc và đó là nước mắt vì thương nhớ, lo lắng cho quê nhà trong khung cảnh loạn li của nhà thơ.
Nhận xét – Ý nghĩa
Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được vẻ hiu hắt của bức tranh mùa thu cũng như tâm trạng buồn lo của nhà thơ trước cảnh loạn li, đó là nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.