Câu hỏi bài Nhàn chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Câu hỏi bài Nhàn chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Nhàn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Nhàn này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi bài Nhàn chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

Câu hỏi: Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu bài thơ “Nhàn” có gì đáng chú ý?

Trả lời:

   - Nhịp điệu của câu thơ gợi lên sự ung dung, thong thả:

Một mai/ một cuốc/ một cần câu (2/2/3)

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

   - Kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuốc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê từ đó thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận.

Câu hỏi: Hai câu thơ đầu bài thơ “Nhàn” cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào?

Trả lời:

   - Tâm trạng ung dung tự tại trong những công việc lao động hàng ngày

   - Cuộc sống nghèo, thanh nhã, đạm bạc cho thấy nhà thơ có nhu cầu sống khiêm tốn, bình dị.

   - Cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao” trong bài thơ “Nhàn”?

Trả lời:

   - Vắng vẻ: không phải xa lánh cuộc đời mà là được tìm nơi thoải mái, sống hòa nhập với thiên nhiên, xa chốn quan trường để giữ nhân cách thanh cao

   - Chốn lao xao: ý nói chốn quan trường tuy quyền quý, cao sang xong phải đối chọi, bon chen.

⇒ Nghệ thuật đối lập khẳng định triết lý sống của tác giả, ông mượn cách nói đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình- xa lánh vinh hoa phú quý để sống an yên, tự tại.

Câu hỏi: Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” trong bài thơ “Nhàn” như thế nào?

Trả lời:

- Quan điểm sống của tác giả, có chút mỉa mai, ngạo nghễ.

    + Tác giả tự nhận mình “ngu” dại, đây là cái ngu dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thực chất là “khôn”.

    + Ông khiêm tốn, không khoe khoang đây là cái thức của người trí nhân.

Câu hỏi: Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 bài thơ “Nhàn” có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá, .... những món rất giản dị đời thường.

Câu hỏi: Hai câu thơ 5 và 6 của bài thơ “Nhàn” cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào?

Trả lời:

Cuộc sống ẩn cư ở nông thôn tuy đạm bạc mà nhưng với Nguyễn Bỉnh Khiêm lại không hề kham khổ, đạm bạc:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

Cuộc sống sinh hoạt của ông giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.

Câu hỏi: Em cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”?

Trả lời:

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người học bác uyên thâm, đã từng lăn lộn chốn quan trường, đã hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi là phù du, do đó ông đã tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên xem phú quý như một giấc chiêm bao, một giấc mộng phù du hư ảo. Đó mới chính là cuộc sống của một nhân cách lớn, một nhà trí tuệ lớn.

Câu hỏi: Qua bài thơ “Nhàn”, theo em quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

Trả lời:

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao, hòa hợp với tự nhiên.

Câu hỏi: Theo em quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm tích cực hay tiêu cực. Vì sao?

Trả lời:

Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì đây là một quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm, sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trả lời:

Giá trị nội dung

    + Bài thơ là bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao.

    + Đặt trong hoàn cảnh khi mà xã hội phong kiến đang có những biểu hiện suy vi, con người ta ganh đua và bị cuốn trong vòng danh lợi đấu đá, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực. Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức.

Giá trị nghệ thuật

    + Bài thơ sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với việc phát huy cao độ các phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu.

    + Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu sức gợi.

    + Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là "ta dại" còn "người khôn".

Câu hỏi: Giải thích ý hiểu của em về điển tích trong 2 câu cuối bài thơ “Nhàn”.

Trả lời:

   - Điển tích vua Thuần Vu, thể hiện quan điểm sống mang tính triết lý của tác giả- bậc trí giả uyên thâm, từng ra vào chốn quan trường hiểm ác.

   - Tác giả muốn giữ sự thanh cao, trong sạch trong tâm hồn: xem phú quý tựa chiêm bao, phù phiếm…

   - Sự suy thịnh thuộc về quy luật của vũ trụ, triều đại, đất nước, vì vậy nhà Nho chân chính đều tự ý thức được sự cao quý của bản thân, vì vật cần giữ tâm hồn thanh sạch, không bị thói đời đua chen làm hoen ố.

   - Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kẻ sĩ thanh cao, liêm khiết

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: