Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 10 cực hay, chọn lọc
Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 10 cực hay, chọn lọc
Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 10 Học kì 1, Học kì 2 chọn lọc, cực hay, có đáp án được biên soạn theo từng bài học. Hi vọng bộ câu hỏi ôn tập này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài và qua đó giúp các em đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 10.
- Câu hỏi bài Chiến thắng Mtao Mxây
- Câu hỏi bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Câu hỏi bài Uy-lít-xơ trở về
- Câu hỏi bài Ra-ma buộc tội
- Câu hỏi bài Tấm cám
- Câu hỏi bài Tam đại con gà
- Câu hỏi bài Nhưng nó phải bằng hai mày
- Câu hỏi bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
- Câu hỏi bài Ca dao hài hước
- Câu hỏi bài Tỏ lòng
- Câu hỏi bài Cảnh ngày hè
- Câu hỏi bài Nhàn
- Câu hỏi bài Đọc Tiểu Thanh kí
- Câu hỏi bài Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Câu hỏi bài Cảm xúc mùa thu
- Câu hỏi bài Thơ Hai-Kư của Ba Sô
- Câu hỏi bài Lầu Hoàng Hạc
- Câu hỏi bài Nỗi oán của người phòng khuê
- Câu hỏi bài Khe chim kêu
- Câu hỏi bài Phú sông Bạch Đằng
- Câu hỏi bài Đại cáo Bình Ngô
- Câu hỏi bài Trích diễm thi tập
- Câu hỏi bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Câu hỏi bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
- Câu hỏi bài Thái sư Trần Thủ Độ
- Câu hỏi bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Câu hỏi bài Hồi trống Cổ Thành
- Câu hỏi bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
- Câu hỏi bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Câu hỏi bài Trao duyên
- Câu hỏi bài Nỗi thương mình
- Câu hỏi bài Chí khí anh hùng
- Câu hỏi bài Thề nguyền
Câu hỏi bài Chiến thắng Mtao Mxây
Câu hỏi: Trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”, trận đánh diễn ra qua những chặng nào?
Trả lời:
Trận đánh diễn ra qua 4 hiệp đấu.
Trả lời:
- Cuộc chiến xảy ra do Mtao – Mxây cướp vợ của Đăm Săn đó là Hơ Nhị.
- Người Ê-Đê lại tôn thờ chế độ mẫu hệ, cho nên việc bị cướp vợ không còn là nỗi đau của cá nhân, của gia đình mà nó trở thành nỗi sỉ nhục lớn của cộng đồng. Vì thế cuộc chiến của Đăm Săn và Mtao Mxây không chỉ là cuộc chiến là cuộc chiến để giành lại vợ mà còn là cuộc quyết đấu để bảo vệ danh dự cộng đồng.
- Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của Mtao-Mxây.
+ Lời khiêu chiến của Đăm Săn: “Ta thách nhà ngươi”, ta sẽ “bổ đôi” sàn hiên, “chẻ ra kéo lửa” cầu thang, “hun” nhà, ví Mtao Mxây như lợn nái, trâu.
⇒Thái độ quyết liệt, tự tin.
+ Thái độ của Mtao- Mxây: “Không xuống vì bận ôm vợ hai chúng ta”, sợ bị đâm khi đang đi, không dám múa khiên trước.
⇒Thái độ từ chọc tức đến sợ hãi, tần ngần do dự.
Trả lời:
Đăm Săn | Mtao Mxây |
---|---|
Thái độ quyết liệt, tự tin. | Thái độ từ chọc tức đến sợ hãi, tần ngần do dự. |
+ Không nhúc nhích, châm biếm mỉa mai Mtao Mxây. + Một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây. ⇒ Đăm Săn là người bình tĩnh, tự tin, với sức mạnh và tài năng phi thường |
+ Múa khiên “kêu lạch cạch như quả mướp”. + Chạy bước thấp, bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột trâu nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát thiên hạ. ⇒ Mtao- Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác, ngạo mạn. |
Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ, … đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng. ⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn. |
+ Mtao Mxây cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng càng yếu sức |
- Hiệp ba: + Đăm Săn múa dũng mãnh và đuổi theo Mtao Mxây + Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo hắn. Chàng phải cầu cứu thần linh |
|
- Hiệp bốn: + Đăm Săn được thần linh giúp sức + Chàng đuổi theo và giết chết kẻ thù. |
Trả lời:
- Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn:
+ Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình.
+ Tuy có tham gia vào việc của con người, nhưng thần linh chỉ đóng vai trò “gợi ý”, “cố vấn” chứ không phải là người quyết định kết quả của cuộc chiến. Còn việc giết Mtao-Mxây là do tài trí của Đăm Săn.
Trả lời:
- Với lối mô tả song hành, lối so sánh phóng đại, Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây về cả tài năng, sức lực, phẩm chất và phong độ. Đòi vợ chỉ là cái cớ, cao hơn chính là mở mang bờ cõi, làm nổi uy danh cộng đồng.
- Đăm Săn là một nhân vật anh hùng sử thi đích thực.
Câu hỏi: Lời đáp của dân làng trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây” gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần mọi người đều hưởng ứng (số 3 tượng trưng cho số nhiều): “Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai”.
⇒ Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.
- Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi, phát triển.
⇒ Qua ba lần hỏi – đáp, lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với Đăm Săn ngày càng được tô đậm.
Trả lời:
Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng đối với cộng đồng, bộ tộc.
+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối cá nhân anh hùng. Đây cũng là biểu hiện của ý thức dân tộc.
Trả lời:
- Hân hoan chào đón người anh hùng chiến thắng trở về
- Đồng lòng hưởng ứng lời kêu gọi của tù trưởng: mở tiệc ăn mừng chiến thắng
⇒ Phấn khởi, vui mừng, tự hào
Trả lời:
- Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với ý nghĩa:
+ Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.
+ Cuộc chiến tranh bộ tộc cho thấy bước đi của lịch sử vận động phát triển, mở rộng lãnh thổ, đất đai của các bộ tộc Ê –đê.
+ Là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng ưu tú đã đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
Câu hỏi: Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Chiến thắng Mtao- Mxây” là gì?
Trả lời:
- Nghệ thuật so sánh, phóng đại:
+ So sánh tương đồng: như lốc gào, như những vệt sao băng...
+ So sánh tăng cấp:
+ Đoạn tả cảnh Đăm Săn múa khiên.
+ Đoạn tả cảnh đoàn người đông đảo: “Tôi tớ … cõng nước”
+ Đoạn mô tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn: “Bắp chân xà dọc”
+ So sánh tương phản: tả cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ bao la. Đề cao tầm vóc lớn lao của người anh hùng, khát vọng không có giới hạn của cộng đồng Ê-đê về một tương lai hùng mạnh, thịnh vượng.
Câu hỏi: Bài học được rút ra sau khi học xong đoạn trích “Chiến thắng Mtao- Mxây” là gì?
Trả lời:
Bài học: Đề cao hạnh phúc gia đình, sự tha thiết với cuộc sống phồn vinh, bình yên của cộng đồng người anh hùng Đăm Săn, qua đó làm nổi bật phẩm chất, khát vọng cao đẹp của người xưa.
Câu hỏi bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Câu hỏi: Ý nghĩa của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” là gì?
Trả lời:
Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ" viết về sự hình thành của đất nước Âu Lạc, cùng những năm tháng bảo vệ và xây dựng đất nước của vua An Dương Vương. Câu chuyện còn nói về bi kịch mất nước, vì chủ quan khinh địch An Dương Vương đã để mất nước rơi vào tay giặc.
Trả lời:
An Dương Vương được thần linh giúp đỡ do nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. ông là một vị vua có trách nhiệm với đất nước, điều đó thể hiện ở việc ông kiên trì xây thành và tìm cách chế tạo vũ khí để giữ gìn non sông. Khi thành xây không được, vua đã lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, điều đó càng thể hiện sự chân thành và hết lòng vì đất nước của An Dương Vương.
Trả lời:
Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
Trả lời:
Sự thất bại của An Dương Vương là do:
+ Lần mất cảnh giác thứ nhất, vua không nghi ngờ gì đã đồng ý kết tình thông gia với Triệu Đà.
+ Lần mất cảnh giác thứ hai, khi Triệu Đà kéo quân đến, do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công, trở tay không kịp.
Trả lời:
Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái… nhân dân đã thể hiện cách nhìn nhận của mình về vấn đề “công – tội’’ của An Dương Vương trong việc trị vì đất nước Âu Lạc.
Nhà vua sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự với đất nước. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích "nhẹ nhàng" nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước. Chi tiết nhà vua tự tay giết con gái cho thấy An Dương Vương đã đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Vì thế, trong lòng nhân dân An Dương Vương vẫn là một vị vua được yêu mến.
Trả lời:
Có hai chi tiết trong truyện về Mị Châu:
+ Mị Châu ngây ngô cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.
+ Trên đường rút chạy, nàng còn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.
Mị Châu ở đây tuy đáng trách nhưng thực sự nàng cũng rất đáng thương, chỉ vì tình yêu ngây thơ với chồng đã cả tin đem trao cho Trọng Thủy bí quyết chống giặc giữ nước của quốc gia. Hơn thế nữa khi hai cha con đã bị thất bại, nàng lại vì bị tình cảm lu mờ mà chỉ đường cho giặc khiến cho hai cha con bị rơi vào đường cùng. Nàng cả tin, ngây thơ và khờ dại. Với quốc gia nàng có tội nhưng cũng vì tin tưởng chồng một cách trọn vẹn mà mắc sai lầm.
Khi xây dựng cốt truyện, tác giả dân gian chỉ muốn nhấn mạnh sự cả tin và ngây thơ của Mị Châu, vì thế mới có bài học giữ nước cay đắng, xót xa nhưng thấm thía truyền đến tận hôm nay.
Trả lời:
+ Dân gian đã phán xử tội của Mị Châu thông qua chi tiết Mị Châu chết, máu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Mị Châu bị trừng trị là một dứt khoát, rõ ràng của lịch sử. Nó xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng thiết tha với độc lập tự do của người Việt ta. Nhưng Mị Châu cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương. Phải mang danh “bán nước’’ là nỗi oan của Mị Châu nên dân gian đã thành ngọc thạch như một cách rửa oan cho nàng, thể hiện sự thông cảm, bao dung đối với nàng.
+ Câu chuyện của Mị Châu quả đúng là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với thế hệ trẻ muôn đời trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà với nghĩa nước, giữa cái riêng và cái chung.
Trả lời:
+ Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp gây ra bi kịch của nước Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vừa là con, vừa là bề tôi, Trọng Thủy đã tuân thủ tuyệt đối theo mệnh lệnh của Triệu Đà. Nhìn ở khía cạnh này, Trọng Thủy đúng là một kẻ thù của dân tộc.
+ Chi tiết “ngọc trai – giếng nước’’ là kết thúc hợp lý cho số phận của Mị Châu – Trọng Thủy. Ngọc trai là sự ứng nghiệm với lời cầu khấn của Mị Châu. Nó chứng minh cho sự trong trắng của nàng, chi tiết giếng nước có hồn của Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô hạn là sự thể hiện mong muốn được hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy. Và việc, khi đem ngọc trai rửa ở giếng ấy, ngọc lại sáng đẹp hơn thể hiện tính nhân đạo trong tâm thức người Việt. Trọng Thủy là một gián điệp chính trị, lợi dụng cả tin của Mị Châu để thực hiện mưu đồ chính trị, nhưng cuối cùng đã chọn cái chết để chuộc lỗi lầm.
+ Chi tiết “ngọc trai – giếng nước’’ là kết thúc hợp lý cho số phận của Mị Châu – Trọng Thủy. Ngọc trai là sự ứng nghiệm với lời cầu khấn của Mị Châu. Nó chứng minh cho sự trong trắng của nàng, chi tiết giếng nước có hồn của Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô hạn là sự thể hiện mong muốn được hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy. Và việc, khi đem ngọc trai rửa ở giếng ấy, ngọc lại sáng đẹp hơn thể hiện tính nhân đạo trong tâm thức người Việt. Trọng Thủy là một gián điệp chính trị, lợi dụng cả tin của Mị Châu để thực hiện mưu đồ chính trị, nhưng cuối cùng đã chọn cái chết để chuộc lỗi lầm.
Trả lời:
+ Cốt lõi lịch sử đó là nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương có thành cao, hào sâu và vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay của Triệu Đà.
+ Những chi tiết khác chỉ là sự hư cấu, nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về " Ngọc trai - giếng nước"…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn, nhiều chi tiết kì ảo. Qua đó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến: Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" đã ca ngợi mối tình đó.
+ Trọng Thủy là gián điệp, nhưng thực chất, chàng bị kẹp giữa mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Một bên là vận mệnh của quốc gia, dân tộc với một bên là người vợ hết mực yêu thương, đầu ấp tay gối. Bản thân Trọng Thủy là hoàng tử của nước láng giềng nên chàng buộc lòng phải từ bỏ hạnh phúc cá nhân để làm tròn bổn phận với cộng đồng. Trọng Thủy đã hi sinh tình yêu của mình với Mị Nương để đánh cắp chiếc nỏ thần. Nhưng cuối cùng chàng đã phải hối hận cả đời, cái chết của Trọng Thủy chính là minh chứng cho sự dằn vặt của chàng.
+ Mị Châu là người con gái nhẹ dạ, cả tin nhưng tình yêu của nàng với Trọng Thủy là thật. Nàng tin và yêu chồng hết mực, thậm chí tiết lộ cả bí mật quốc gia với một người xa lạ. Thế nhưng nàng đã phải trả giá bằng cái chết của chính mình.
⇒ Hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" chính là kết tinh cho tình yêu của họ. Đôi trai tài - gái sắc ấy đã phải thực hiện sứ mệnh với dân tộc, cộng đồng của mình.
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến: Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" đã ca ngợi mối tình đó.
+ Trọng Thủy là gián điệp, nhưng thực chất, chàng bị kẹp giữa mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Một bên là vận mệnh của quốc gia, dân tộc với một bên là người vợ hết mực yêu thương, đầu ấp tay gối. Bản thân Trọng Thủy là hoàng tử của nước láng giềng nên chàng buộc lòng phải từ bỏ hạnh phúc cá nhân để làm tròn bổn phận với cộng đồng. Trọng Thủy đã hi sinh tình yêu của mình với Mị Nương để đánh cắp chiếc nỏ thần. Nhưng cuối cùng chàng đã phải hối hận cả đời, cái chết của Trọng Thủy chính là minh chứng cho sự dằn vặt của chàng.
+ Mị Châu là người con gái nhẹ dạ, cả tin nhưng tình yêu của nàng với Trọng Thủy là thật. Nàng tin và yêu chồng hết mực, thậm chí tiết lộ cả bí mật quốc gia với một người xa lạ. Thế nhưng nàng đã phải trả giá bằng cái chết của chính mình.
⇒ Hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" chính là kết tinh cho tình yêu của họ. Đôi trai tài - gái sắc ấy đã phải thực hiện sứ mệnh với dân tộc, cộng đồng của mình.
Trả lời:
Giếng Trọng Thủy (Nguyễn Nhược Pháp)
Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần,
Cỏ lướt gieo mình vực giếng thâm;
Trọng Thủy nằm trên làn nước sủi.
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm.
Phơn phớt hồn ma đóm lập lòe.
Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề.
Răng rắc kêu như tiếng xương đập,
Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre.
Nhấp nhoáng xiên trời chớp lóe xanh,
Gầm ran sấm chuyển, mây bùng phanh.
Mưa đập. Tù và rên văng vẳng
Hiệu lính tuần kêu trên mặt thành.
(1-1933)
Mị Châu - Trọng Thủy (Vân Thê)
Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nợ tình kia dở dở dang!
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Nghìn thu khói nhang
(1916)
Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
Trả lời:
1. Giá trị nội dung:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc.
Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
2. Giá trị nghệ thuật:
Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian
Những chi tiết kì ảo, hoang đường đã tạo nên màu sắc thần kì đặc trưng của thể loại truyền thuyết, đồng thời cũng tạo nên sự hấp dẫn, gợi sự tò mò, hứng thú cho người đọc.
Câu hỏi: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” bao gồm những bi kịch nào?
Trả lời:
Các bi kịch:
+ Bi kịch mất nước
+ Bi kịch tình yêu của Mị Châu- Trọng Thủy
Câu hỏi bài Uy-lít-xơ trở về
Trả lời:
Tâm trạng của nhân vật Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình:
+ Vui vẻ, mừng rỡ, vui sướng vì sắp được đoàn tụ cùng gia đình tuy nhiên chàng vẫn bình tĩnh, sáng suốt theo dõi tình hình
+ Chàng vào vai người hành khất, bình tĩnh cùng con trai Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hôn láo xược, gia nhân phản bội
+ Lúc gặp vợ, chàng luôn kiên nhẫn trải qua những thử thách của Pê-nê-lốp
+ Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ chứng tỏ phẩm chất trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng.
+ Tình cảm Uy-lít-xơ dành cho vợ vẫn dạt dào, và nguyên vẹn như ngày đầu.
Câu hỏi: Trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, cách ứng xử của Uy-lít-xơ bộc lộ phẩm chất gì?
Trả lời:
Cách ứng xử của Uy-lít-xơ thể hiện:
- Chàng là người hiểu rõ khả năng của mình, tin vào mình, cũng là cái cười thấu hiểu và độ lượng đối với vợ và con trai mình.
- Sự khôn ngoan, sáng suốt của Uy-lít-xơ.
- Uy-lít-xơ là một người rất giàu tình cảm và rất yêu vợ.
Câu hỏi: Nêu nhận xét của em về nhân vật Uy-lít-xơ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”.
Trả lời:
Uy-lít-xơ là biểu hiện đẹp đẽ của trí thông minh, nghị lực, dũng cảm, nhạy bén trong mọi hành động, đặc biệt là tình cảm thủy chung với gia đình, quê hương
Câu hỏi: Trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, vì sao Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân’’?
Trả lời:
Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân’’ khi gặp Uy-lít-xơ vì nàng “luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật để đánh lừa. Vì đời chàng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác…’’. Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ.
Trả lời:
Pê-nê- lốp đặt ra thử thách “bí mật của chiếc giường” cho thấy Pê-nê-lốp con người trí tuệ, thận trọng, cứng rắn.
⇒Pê-nê-lốp là người tỉnh táo, tế nhị, rất thận trọng nhưng giàu tình cảm, cao thượng.
Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”?
Trả lời:
Pê-nê-lốp là hình tượng người phụ nữ thủy chung, son sắt với chồng, thông minh, thận trọng, khôn ngoan trong cách ứng xử.
Câu hỏi: Cách kể của Hô-me-rơ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, tạo ra hiệu quả gì?
Trả lời:
Cách kể của Hô-me-rơ qua màn gặp mặt là một lối kể mang đậm phong cách kể chuyện của sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ và trang trọng. Lối kể ấy làm các sự việc như được kéo dài ra, dền dứ và hồi hộp hơn. Sử thi thường được kể (diễn xướng) trong những khoảng thời gian dài. Vì thế phong cách kể ấy làm cho những đêm nghe kể sử thi hứng khởi và hấp dẫn hơn.
Trả lời:
Hô-me-rơ đã sử dụng biện pháp so sánh mở rộng, kiểu câu tầng bậc và lối lặp đi lặp lại các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật. Các biện pháp nghệ thuật ấy đã cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất đặc biệt là niềm vui mừng khôn xiết của Pê-nê-lốp khi nhận ra người chồng yêu quý của mình.
Câu hỏi: Nội dung chính của đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” là gì?
Trả lời:
Đoạn trích là cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau hai mươi năm xa cách nhưng nó diễn ra không bình thường mà trở thành một cảnh nhận mặt. Trong cảnh ấy các nhân vật đã thử thách lẫn nhau để tìm về hạnh phúc. Câu chuyện là bài ca về vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hy Lạp. Nó nhắc nhở ta tình cảm gia đình bao giờ cũng rất cao quý, thiêng liêng.
Câu hỏi: Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” đã mang lại ý nghĩa gì?
Trả lời:
Ý nghĩa: ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hy Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.