Câu hỏi bài Phú sông Bạch Đằng chọn lọc - Ngữ văn lớp 10
Câu hỏi bài Phú sông Bạch Đằng chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Phú sông Bạch Đằng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.
Câu hỏi: Nêu vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài Bạch Đằng trong văn học
Trả lời:
Vị trí chiến lược:
•Sông Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, bắt sống Hoằng Thao, năm 1288 nhà Trần tiêu diệt giặc Mông Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi.
•Bạch Đằng giang là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả viết nên những áng văn thơ tuyệt tác như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông.
•Bạch Đằng giang của Nguyễn Sưởng, Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi. Hậu Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân...
Câu hỏi: Nhận xét về nhân vật khách trong đoạn mở đầu Phú sông Bạch Đằng
Trả lời:
- “Khách” người mang tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ.
- Là bậc “tao nhân mặc khách” ham thích du ngoạn, đi nhiều, hiểu biết rộng, làm bạn với trăng.
- Nhân vật “khách” tuy có tính chất công thức của thể phú sông ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn thành nhân vật sinh động.
- Là cái tôi tác giả- một người mang tráng chí và tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử.
Câu hỏi: Tráng chí và tâm hồn của khách được thể hiện như thế nào qua việc nhắc đến địa danh lịch sử
Trả lời:
- Cái tráng chí bốn phương, sự hiểu biết của nhân vật “khách” được, thông qua những địa điểm những tên gọi địa danh trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt…)
- Loại địa danh của đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.
- Thể hiện tráng chí bốn phương, địa danh thứ hai mang tính cụ thể, thể hiện tình yêu đất nước.
Trả lời:
Cảm xúc của “khách”:
- Khách vừa có cảm giác vui, buồn, vừa tự hào, nuối tiếc.
- Vui trước cảnh hùng vĩ, thơ mộng núi sông, tự hào vì dòng sông ghi nhiều chiến công hiển hách.
- Khách buồn, nuối tiếc: dấu tích oanh liệt ngày xưa trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian làm lãng quên đi những giá trị lịch sử.
- Đoạn thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư.
Câu hỏi: Vai trò hình tượng các bô lão trong bài “Phú sông Bạch Đằng”?
Trả lời:
Vai trò của các bô lão:
•Các bô lão là người dân địa phương về con sông nơi đây là người được nghe được chứng kiến những khoảnh khắc lịch sử hào hùng nhất để kể cho con ông cha ta đã chiến đấu hào hùng như thế nào.
•Nhân vật khách người bộc lộ tâm tình mức độ tâm trạng của nhân vật khác.
Trả lời:
- Các kì tích trên sông Bạch Đằng được kể với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo.
- Những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình.
- Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng tác giả vận dụng phối hợp.
Trả lời:
Thái độ, giọng điệu các bô lão:
•Thái độ, giọng điệu: đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.
•Lời kể: ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khái quát được đầy đủ, sinh động không khí của trận đánh, chiến trường.
•Qua lời bình luận của các bô lão: yếu tố con người là yếu tố quyết định, giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng.
Trả lời:
- Lời ca của các bô lão như lời kể, lời hát cất lên bài ca hào hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, như tái hiện lại dòng chảy của lịch sử, kể lại cho con cháu nghe để con cháu thêm tự hào thêm biết ơn đối với những con người đã ngã xuống để bảo vệ đất nước.
- Tiếp nối những câu chuyện mà các bô lão kể là lời nhân vật “khách” như một lời tổng kết, khẳng định lại công đức hai vị vua anh minh, lại vừa thể hiện khát vọng hóa bình: “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình thanh cao”. Từ đó làm nên giá trị nhân văn cho tác phẩm để lại trong lòng người bài học lịch sử muôn đời, cố gắng tích cực phát huy hết những truyền thống tốt đẹp của ông cha.
Trả lời:
Sau lời kể về trận chiến là lời suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: chỉ ra nguyên nhân ta thắng địch thua, khẳng định vị trí, vai trò của con người, đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lý sâu sắc.
Câu hỏi: Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật bài “Phú sông Bạch Đằng”.
Trả lời:
Giá trị nội dung bài phú:
- “Phú Sông Bạch Đằng” đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước trước những chiến công trên sông Bạch Đằng đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.
- Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc để cao vai trong, vị trí con người trong lịch sử.
Giá trị nghệ thuật:
- Bài Phú sử dụng những chi tiết mang hình ảnh điển tích chọn lọc, hoài cổ kết hợp với thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước.
- Đồng thời đây còn là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.